Sau bài viết về phương pháp bứt phá 6.0 IELTS Writing, Elsa Speak xin chia sẻ tiếp tục về 4 tiêu chuẩn đạt 7.5 IELTS Writing và vượt mốc 7.0 Writing – mốc chững lại để bứt phá dễ dàng hơn. Ở bài viết này, chúng ta sẽ tập trung phân tích về điểm mạnh của một bài 7.0 Writing (mà các bạn ở band điểm 6.0 – 6.5 Writing hoàn toàn có thể tham khảo) và điểm yếu để các bạn đang ở band 7.0 có thể nhận diện.
Từ việc hiểu rõ điểm mạnh và ý thức được điểm yếu, chúng tà sẽ tiếp tục phân tích 4 tiêu chí thường được hướng dẫn cho các bạn học sinh thực hiện và hướng tới để giúp bạn nâng cấp bài viết, khắc phục các lỗi sai và từ đó nắm rõ được 4 tiêu chuẩn đạt 7.5 IELTS Writing.
Xem thêm:
4 tiêu chuẩn đạt 7.5 IELTS Writing
Cách viết IELTS Writing Task 1 chi tiết và hiệu quả nhất 2021
Điều kiện để đạt 7.0 IELTS Writing và sai lầm thường gặp
A. Điểm mạnh:
1. Task Response + Coherence:
Khi đọc các bài 7.0, ấn tượng đầu tiên đó là câu trả lời hợp lý, sát với đề và tương đối thuyết phục. Ngoài ra các cohesive devices (từ nối) được dùng liên tục, tuy vẫn có chỗ không phù hợp hay máy móc. nhưng nhìn chung là có cố gắng để khiến bài viết dễ hiểu và xuôi hơn với người đọc. Đôi khi một số bài 7.0 có thể chỉ trả lời được 50%-60% yêu cầu đề bài, nguyên nhân chủ yếu là do lập luận bị lặp lại – thiếu sự đa dạng trong ý tưởng, hai trong số 4 tiêu chuẩn đạt 7.5 IELTS Writing chưa được đáp ứng toàn diện.
2. Grammar:
Ở band 7.0, hầu như người viết mắc rất ít lỗi ngữ pháp căn bản, các lỗi phổ biến thường gặp là quên chia động từ theo chủ ngữ số ít số nhiều, sử dụng cấu trúc song song bị sai trong các câu phức tạp. Ấn tượng chung đối với grammar là kiểm soát tốt và bị vấp một vài chỗ, nhưng người đọc vẫn có thể hiểu tốt
3. Lexical Resource:
Ở band này, hầu hết các bài viết sẽ có rất nhiều từ vựng nâng cao, không sai chính tả, loại từ đúng, chia thì các động từ chuẩn và rõ ràng nhất là sự cố gắng gây chú ý và thu hút người đọc với các từ vựng này. Tuy nhiên đây vừa là điểm mạnh về lượng, nhưng cũng là điểm yếu về chất, mình sẽ giải thích kỹ hơn ở phần tiếp theo.
B. Điểm yếu:
1. Lexical Resource:
Dùng từ advanced bị ngộp và chưa natural – máy móc hoặc thiếu nhận thứcKhi đi dạy và cả đi làm, một trong những đặc điểm nhận dạng đầu tiên của một bài Writing Part 2 đạt 7.0 chính là số lượng từ vựng advanced và idiom tràn ngập. Đặc biệt ở các phần mở đầu như mở bài, phần luận điểm và giải thích.
Ở góc nhìn người đọc, đây là một trở ngại vì phải suy nghĩ và liên tục phân chia sự chú ý vào các từ vựng khủng trên – và như các bạn cũng biết, khi chúng ta phải phân bổ sự chú ý vào quá nhiều thứ, dẫn đến việc sẽ không có yếu tố nào được chú ý đặc biệt và nhấn mạnh – từ đó lý giải cảm giác “ngộp” khi đọc các bài viết này.Đặc điểm nhận dạng thứ 2 của 7.0 liên quan đến từ vựng đó chính là sự thiếu phù hợp.
Đầu tiên là việc sử dụng idiom, một trong những dạng ngôn ngữ nguy hiểm nhất khi dùng trong writing, không chỉ vì tính informal của nó, mà còn việc nó yêu cầu người nói phải hiểu các idiom này xuất phát từ vùng nào, trong bối cảnh gì, và mang hàm nghĩa như thế nào.
Ngoài ra, một số bạn học và sử dụng từ uncommon dựa trên thang đánh giá A1-A2-B1-B2-C1-C2 và việc nhận định tính “nâng cao” của từ vựng qua các thang trên sẽ khiến bạn chỉ hiểu nó “xuất hiện trong các giáo trình và văn bản tiếng anh nâng cao”, chứ không biết là văn bản nào, và bối cảnh gì.
Đến sự xuất hiện của một số từ đôi khi chỉ có trong… tiểu thuyết hoặc một tạp chí vật lý chuyên sâu nào đó mà kể cả một người bản xứ phổ thông cũng sẽ khó mà hiểu đư ợc.Collocation đôi khi còn sai, nhưng ít hơn hẳn so với band 6.0. Tuy nhiên thường mắc lỗi dài dòng, diễn đạt từ lê thê.
Ví dụ thay vì: The line chart compares A and B thì ở level 7.0 sẽ thường: The line chart gives details on the comparison between.
Đọc nghe có vẻ xịn đối với người sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ 2, nhưng sẽ là dài dòng đối với người bản xứ.Lạm dụng các cách diễn đạt informal liên quan tới các từ basic như get, have, go, like.
Ví dụ: Get better thay vì improve hay get involved thay cho participate
2. Coherence and Cohesion:
Thiếu pronouns, dư paraphrase, gây cảm giác bài viết khó đọcDo xu hướng lạm dụng từ vựng, một số bạn sẽ liên tục paraphrase các chủ ngữ mà quên mất việc sử dụng pronouns như this,these,those, they, such, … để liên kết và tránh lặp từ. Điều này cũng gây mỏi mệt không kém cho người đọc như đã nói trên và khiến cho bài bị “cục mịch”, không có tính nhấn nhả.
3. Task Response:
Quá nhiều luận điểm nhưng không mở rộng đủ – Bạn có quá nhiều ý tưởng, nhưng giải thích hời hợt hoặc không thuyết phục.Quá ít luận điểm dẫn đến giải thích lòng vòng cho đủ chữ, luận điểm bị “xài lại” – Đoạn 2 hay các ví dụ diễn đạt trùng lặp ý đã nói nhưng chỉ dùng từ khác4. GrammarCâu bị dài và phức tạp với nhiều thành phần quá, tuy có kiểm soát tốt về tính chính xác.
C. 4 tiêu chuẩn đạt 7.5 IELTS Writing
Sau một thời gian dạy học, viết bài, sửa bài, nghiên cứu bài sửa của examiner IELTS, tìm hiểu các bản thảo dở dang qua archive của các tác giả, nhà báo Mỹ, và các bài đọc nguồn của SAT rút ra được 4 comments mà các bạn cần nhận được từ người đọc như sau cho một bài viết tương đối tốt nói chung (tương ứng 7.0+ trong IELTS Writing). Ở đây sẽ trình bày theo tiêu chí chấm của IELTS cho các bạn dễ hình dung.
1. Task Response: Sophisticated Answer
Câu hỏi hỏi gì, trả lời thật sát, thật cụ thể. Không sử dụng ẩn dụ hay hoán dụ. Đi thẳng vào vấn đề.Trừ khi bạn rất chắc về vốn ý của mình, tốt nhất nên viết về cả 2 mặt của 1 vấn đề (tốt xấu, lợi hại) để có thể vừa đa dạng về ý, vừa tránh khả năng bí ý và viết cùn khi theo đuổi 1 phía của vấn đề.Một tips của mình đó là các bạn phải xây dựng 1 nền tảng ví dụ thực tế đa dạng.
Dù IELTS nhấn mạnh là sự đúng sai của nội dung không quan trọng bằng sự hiệu quả trong truyền tải thì một ví dụ vô lý, không liên quan hay ảo đến mức lộ liễu vẫn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thuyết phục của bài viết. Một ví dụ tốt sẽ tạo được ấn tượng về “ sự sâu sắc” – “sophistication” một trong các tính chất giúp các bạn đạt được điểm 8.0 thậm chí là 9.0 Task Response.
2. Coherence and Cohesion: Read very well
Nên nhớ, viết cũng là một phần của ngôn ngữ, vì vậy bạn không chỉ viết để show vốn từ và kiến thức ngữ pháp, mà bạn phải viết để tương tác với người đọc, giúp họ hiểu ý của bạn một cách liên tục, và thuyết phục họ bằng lập luận chặt chẽ. Điểm khác duy nhất với speaking là họ giao tiếp với bạn thông qua bài viết chứ không phải trò chuyện.
Để làm được điều này, các bạn phải xây dựng được một thư viện từ nối. Đối với mình, cohesive devices hay từ nối cũng giống như các mũi tên, hình ảnh minh hoạ trong một bài thuyết trình, nó giúp bạn hướng người đọc vào nội dung viết 1 cách rõ ràng và dễ dàng.
Khi mình học các cụm từ liên kết, mình luôn ghi chú rất kỹ bối cảnh mình tìm được chúng, và đối với các cụm linking words phổ biến, mình luôn xem lại trong từ điển để hiểu rõ hơn chúng thay vì chỉ nhận được từ ai đó và áp dụng trực tiếp vào ngay. Tìm hiểu sâu chính là từ khoá để bứt phá về cohesive devices ở band điểm này.
3+4. Lexical Resource and Grammar: Beautifully Written
Trong quá trình dạy, mình có dịp trò chuyện và làm việc với các examiner và tất cả đều thống nhất rằng: Tuy được gọi là academic writing, nhưng bài viết Writing Part 2 hoàn toàn là một bài viết nghị luận bình thường, không cần phải quá cao siêu, từ vựng chuyên ngành như khi đọc trong các bài báo khoa học.
Bản thân examiner cũng là một người bình thường không chuyên về một lĩnh vực khoa học nào, vì không phải học giả nên họ cũng mong muốn đọc 1 bài luận thể hiện một cách hiệu quả, thuyết phục, và sự phức tạp trong dùng từ được thể hiện một cách tinh tế hoặc có dụng ý, chứ không phô trương (Trích nguyên văn của 1 anh examiner: It’s an essay from laymen to laymen). Cụm từ “beautifully written” có nghĩa là sử dụng nhuần nhuyễn từ đơn giản khi cần truyền tải trực tiếp thông điệp, từ phức tạp khi cần giải thích sâu hơn và các từ nối để các câu có độ liên kết liên tục.
Kết hợp với điểm mạnh về kiểm soát ngữ pháp, khi từ vựng được sử dụng một cách tinh ý, thể hiện không chỉ kiến thức nâng cao mà còn cả khả năng áp dụng, các ý tưởng của bạn sẽ được truyền tải một cách thân thiện, thu hút và hấp dẫn người đọc.