“Nằm lòng” 7 kinh nghiệm IELTS Reading cực chất

Các sĩ tử thi Ielts đều có cho mình những kỹ năng, kinh nghiệm và mẹo ôn luyện khác nhau, đặc biệt đối với bài thi Reading Ielts luôn là bài toán khó với những bạn tự học IELTS cho người mới bắt đầu. Trong bài viết hôm nay, tác giả Yến Anh muốn chia sẻ với các bạn cách luyện đề và tiếp cận từng dạng đề và kinh nghiệm IELTS Reading cực kì chi tiết, mong có thể giúp ích cho những bạn đang tự học kỹ năng này.

I. Kinh nghiệm IELTS Reading: Cách tiếp cận bài thi Reading

1 4

1. Phương pháp chung

Sự thật là mình không theo trường phái skimming/scanning như nhiều lời khuyên trên mạng, vì cá nhân mình thấy cách này không hiệu quả và dễ bị mắc bẫy do không hiểu rõ nội dung bài đọc. Thay vào đó, mình chú trọng đọc hiểu kỹ toàn bộ nội dung, và mình luôn đọc câu hỏi trước khi làm bài. Một điều hữu ích là các bạn nên nắm được dạng câu hỏi nào có đáp án xuất hiện theo thứ tự lần lượt trong bài đọc (VD: True/False/Not given, multiple choice,…)

2. Dạng TRUE/FALSE/NG

2 3

Cách mình phân biệt T/F/NG: True nghĩa là khớp/đúng với thông tin trong bài đọc; False là sai/ngược với thông tin bài đọc, và có thể sửa lại thông tin sai này thành đúng dựa vào dữ kiện trong bài đọc; trong khi đó, NG là không thể sửa lại thành đúng do không có thông tin trong bài đọc.

Cách mình làm: mình đọc khoảng 2 câu hỏi đầu rồi đọc bài để xác định vị trí và xử lí luôn 2 câu đó. Sau đó mình đọc từng câu hỏi một, đọc đến đâu tìm thông tin đến đó để đưa ra câu trả lời luôn. Cách làm này hiệu quả với cá nhân mình vì nó giúp mình không bị quên thông tin và có thể định vị được câu trả lời một cách dễ dàng hơn. YES/NO/NG tương tự như kinh nghiệm làm IELTS Reading này nha.

3. Dạng Matching headings

3 3

Cách mình làm: trước khi đọc bài, mình đọc hết các headings để nắm nội dung một cách bao quát, sau đó mình đọc kỹ từng đoạn văn để hiểu nội dung rồi chọn heading phù hợp, phân vân thì mình viết đáp án phân vân ra rồi để đấy để đọc đoạn tiếp theo. Hồi mới học reading, mình cũng đã từng chỉ đọc 1-2 câu đầu và cuối và vì thế mà sai rất nhiều do nội dung/vấn đề chính của một đoạn có thể được khai thác sâu ở giữa đoạn.

Đọc nguyên đoạn thế thì nghe vẻ mất thời gian, nhưng theo mình, hiệu quả và độ chính xác mới là ưu tiên. Điều quan trọng là chúng ta cần trau dồi khả năng đọc hàng ngày, khi đó tốc độ đọc sẽ được cải thiện đáng kể.

4. Dạng matching information

4 2

Cách mình làm: trước khi mình lao vào đọc passage, mình đọc HẾT các câu information ở phần câu hỏi trước để đọng lại được ít nhiều. Sau đó, đọc từng đoạn A, B, C,…. Tin mình đi, nếu bạn hiểu nội dung câu hỏi và bài đọc, bạn sẽ nhận ra thông tin mình vừa đọc được nhắc đến trong câu hỏi, và thế là chúng ta có thể đưa ra câu trả lời.

Nhiều bạn nghĩ rằng đọc xong câu hỏi đôi khi không nhớ gì. Mình cũng từng như vậy và tốn rất nhiều thời gian cho dạng này. Nhưng chung quy lại vẫn là khả năng đọc tiếng anh của chúng ta có đủ tốt để có thể nắm được nội dung. Và hãy cố gắng luyện tập thật nhiều để tăng sự tập trung và khả năng ghi nhớ thông tin.

5. Dạng Summary

Thường thì đây cũng là dạng mà thông tin theo thứ tự lần lượt trong bài đọc (tuy nhiên đã có trường hơp ngoại lệ). Ngoài ra, đây thường là đoạn tóm tắt cho 1 đoạn trong passage (nói về một thí nghiệm, mô hình,… cụ thể nào đó). Kinh nghiệm IELTS Reading của mình đối với dạng bài này : định vị đoạn văn đó trong bài đọc, đọc từng câu cần điền từ, rồi đọc đoạn văn trong passage để xác định từ cần điền.

6. Dạng name matching

Cách mình làm: mình đọc hết các statements, sau đó nhìn tên và xác định các tên đó trong bài đọc. Đọc kỹ câu nói của những người này trong bài đọc và nối với statements trong phần đề bài. Thấy không khớp nghĩa là không phải câu nói của người này.

7. Dạng multiple choice

5 1

Đây là cũng là 1 dạng mà có câu trả lời xuất hiện theo thứ tự lần lượt. Cách mình làm: mình đọc câu hỏi trước (không đọc các đáp án ABCD vội) rồi xác định vị trí và đọc thông tin, tiếp đến mới đọc ABCD và chọn ý đúng.

II. Kinh nghiệm IELTS Reading: Tài liệu

Mình luyện đề chủ yếu bằng bộ Cambridge. Ngoài ra, cuốn Trainer 2 cũng rất hay (nhưng mình mới chỉ làm được 2 tests, do mình bắt đầu làm cuốn này sát ngày thi quá :3). Khi làm đề các bạn hãy cố gắng căn giờ làm đúng trong 1h, hay thậm chí giảm xuống 55’,50’ để quen với áp lực thời gian. Sau khi làm xong mình đều soát lại để tìm lí do tại sao mình lại sai và rút kinh nghiệm. Cuối cùng là mình đọc lại toàn bài cẩn thận, và tra từ mới, ghi chép vào app flashcard (nhưng mình không học những từ chuyên ngành).

Trên đây là những chia sẻ về kinh nghiệm IELTS Reading mà bạn cần nằm lòng nếu muốn rèn luyện được kỹ năng đọc Reading tốt nhất.

Facebook
Twitter
LinkedIn

ELSA SPEAK

Ứng dụng học nói tiếng Anh

chuẩn bản xứ tốt nhất thế giới

250.000 + đánh giá
4.8/5

Tặng thêm tài khoản 

Study Phim 1-2 năm

Chỉ có tại Elsaspeak.vn

Có thể bạn sẽ thích