2 tips bứt phá Ielts Reading mới nhất 2022

Reading có đang khiến bạn chật vật mãi mà không lên điểm không? Cứ động vào Reading là bạn buồn ngủ? Bạn hoang mang không biết làm sao để đạt được target? Hôm nay mình sẽ giúp chỉ với 2 tips bứt phá IELTS Reading được chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Hương. Cùng tham khảo 2 tips bứt phá Ielts Reading mới nhất 2022 dưới đây nhé.

TIPS BỨT PHÁ IELTS READING SỐ 1 : TIME MANAGEMENT (QUẢN LÝ THỜI GIAN)

1 2

Khi đi thi, chúng ta có 60p cho kỹ năng Reading, tức trung bình chúng ta có 20p cho mỗi bài đúng không nào?

Tuy nhiên, chúng ta còn cần xem lại bài và chuyển đáp án ra Answer sheet. Hơn nữa, Passage 1 thường là passage dễ nhất, sau đó đến Passage 2, và Passage 3 là khó nhất và cần nhiều thời gian nhất. Vậy mình có lời khuyên cho những bạn đang aim những ban điểm khác nhau để có chiến lược phân bổ thời gian như sau.

Bảng chuyển đổi câu trả lời đúng – từng band điểm:

236193769 4084864008291338 2784821848894511394 n

Nếu các bạn đang aim band điểm 5.5 (20-22/40 câu) → hãy tập trung làm passage 1 và 2 thôi, vì các bạn cần đúng 20-22 câu, chỉ 2 passage này thôi đã 26 câu rồi.

Vậy các bạn có thể dành 20p cho passage 1, 25 phút cho passage 2, còn 15 phút chúng ta tập trung transfer đáp án ra Answer sheet và làm trọn vẹn bài dễ trong passage 3 (dạng bài điền, hoặc Matching features, hoặc Yes/ No/ Not Given), những câu còn lại khoanh bừa. Hãy nhớ chúng ta không bị trừ điểm khi làm sai, ai biết mình sẽ có duyên thế nào khi khoanh bừa các bạn nhỉ.

Đối với band điểm 6.5-7.0 (27-32/40 câu), các bạn cần làm cả 3 passage. Hãy căn thời gian 15p – passage 1, 18p – passage 2 và 20p – passage 3, 7p transfer và xem lại bài.

Những Band điểm cao >8.0 thì sao? Mình biết các bạn đã dành rất nhiều thời gian cho việc đọc rồi, có thế là IELTS, đọc sách báo truyện tiếng anh, nên từ vựng của chúng ra khá là tốt rồi, và chúng ta cũng miệt mài giải để rồi thì chúng ta mới lên được band điểm như thế này.

Điều quan trọng của band điểm này là ‘sự chính xác’, vì nếu sai 1-2 câu là chúng ta sẽ xuống band điểm dưới. Vậy thì làm sao có thời gian để nắn nót chỉnh chu cho band điểm này. Bản thân mình cũng từng đạt cả 2 band điểm 8.5 và 9.0 và đây là chiến thuật mình áp dụng.

Band điểm 8.0 – 9.0: làm 10p – passage 1, 13p – passage 2, 15p – passage 3. Tổng 3 passage < 40p, thời gian còn lại 20p – 22p transfer và xem lại bài.

Tại sao phần này lại dành nhiều thời gian xem lại như vậy, đó là vì với tốc độ làm bài nhanh thì mỗi passage sẽ có 1-2 câu hơi băn khoăn thì mình để đó, mình làm những câu dễ hơn, 20p – 22p này là mình dành hẳn ra để xem lại những câu băn khoăn, mình xem lại tất cả như vậy thì sẽ đảm bảo từng điểm nhỏ một không bỏ sót và để đảm bảo điểm số cao như này có thể đạt được.

TIPS BỨT PHÁ IELTS READING SỐ 2: ÁP DỤNG NHỮNG KỸ NĂNG SKIMMING – SCANNING – NOTE-TAKING

3 1

1. SKIMMING
Skimming có nghĩa là đọc lướt qua các ý chính trong bài text, không tập trung vào nội dung cụ thể nào, để rút ra được nội dung tổng quan. Skimming giúp bạn cắt ngắn thời gian đọc bài, tập trung vào nội dung chính và quyết định xem bạn có nên đi sâu vào việc đọc đoạn văn đó không.

Các bước để thực hiện skimming:
• Bước 1: Đọc tiêu đề (title) của bài viết để nắm được định hướng tổng quan của bài
Ví dụ: Title của bài là “Roman ship building and navigation” thì chúng ta sẽ biết được bài này nói về cách xây tàu và định vị, thuộc chủ đề Lịch sử. Vậy thì bài này sẽ có các mốc thời gian/ người trong lịch sử rất dễ tìm.

• Bước 2: Đọc câu topic của mỗi đoạn. Câu topic thường là câu đầu (đôi khi là câu giữa hoặc cuối bài)

• Bước 3: Đọc cả đoạn text, chú ý đến các từ nối thể hiện mối quan hệ các ý trong đoạn văn như However, Nevertheless (quan hệ đối lập), Although, Though (quan hệ nhượng bộ). First, Then (quan hệ thời gian) nhớ bỏ qua từ mình không biết và tập trung vào hiểu tác giả đang muốn nói gì

Hãy cùng mình skim một đoạn sau nhé. (trích từ Cambridge IELTS 16, Test 2 Passage 3)

Across cultures, wisdom has been considered one of the most revered human qualities. Although the truly wise may seem few and far between, empirical research examining wisdom suggests that it isn’t an exceptional trait possessed by a small handful of bearded philosophers — most of us have the ability to make wise decisions, given the right context.

Mình đã gạch chân những từ mà chúng ta cần để hiểu nội dung chính (hầu hết những từ này chúng ta đều biết đúng không) và in đậm từ Although là từ chỉ mối quan hệ nhượng bộ.

Dựa trên những từ này, bạn đã nắm được nội dung đoạn văn rồi đúng không nào? Trí thông minh được coi là một trong những phẩm chất đáng quý của con người. Mặc dù …., nghiên cứu cho thấy nó không phải đặc điểm phi thường của một số người – phần lớn chúng ta đều có khả năng đưa ra quyết định thông minh, miễn là đúng bối cảnh.

2. SCANNING
Scanning là đọc bài viết với tốc độ nhanh, mục đích tìm kiếm một thông tin cụ thể để trả lời câu hỏi.

• Bước 1: Xác định từ vựng cần tìm
Chúng ta nên ưu tiên những từ vựng khó bị paraphrase (những từ sẽ được giữ nguyên trong bài) như: tên người (Peter Fleming, Ran Fiennes, …), số (1982, 82%, …) hay thuật ngữ (‘Silbo’, ….).
Nếu không có thì chúng ta có thể chuyển sang các keyword thường, nhưng các bạn chú ý những từ này có thể bị parahrase đó nha.

• Bước 2: Tìm từ
Kỹ năng Scanning được áp dụng ở hầu hết các dạng bài IELTS, tiêu biểu là các dạng True False Not Given, hay Completion.
Nên thực hiện sanning như thế nào?

• Đưa mắt thật nhanh để đọc nhiều lúc một dòng
• Không đọc từng từ, càng không đọc từng từ, mà lướt nhanh để tìm từ
• Khi tìm được từ để đánh dấu vào bài, vì có nhiều dạng thông tin sẽ theo thứ tự, nên tìm những câu sau sẽ dễ dàng hơn

3. NOTE-TAKING

Việc take notes trong khi làm bài thi IELTS nói chung và kỹ năng Reading nói riêng giúp bạn phân tích đúng trọng tâm câu hỏi và làm bài chính xác. Nếu như các bạn thi trên giấy, các bạn sẽ được phát 1 tờ đề và 1 Answer sheet. Còn thi trên máy tính thì chúng ta có thể note dễ dàng trên máy đó, cực tiện luôn. Đi thi được take note như vậy thì sao từ lúc ôn chúng ta không tận dụng tối đa đúng không nào?

Việc các bạn cầm bút lên để gạch keywords và note từng câu vào bài sẽ giúp các bạn:
• Nắm được thông tin nào là thông tin thực sự chúng ta cần tìm.
• Tăng trí nhớ, tránh trường hợp đọc trước quên sau.
• Sau này khi xem lại, tổng kết cách làm các dạng bài và hình thành chiến thuật cho mình.

Có rất nhiều cách take notes, có bạn thì thích đơn giản, bạn thì thích trang trí sinh động bằng bút highlight, giấy nhớ …. Cách nào cũng được hết, miễn là các bạn trình bày dễ nhìn, rõ ràng và tạo cảm hứng là được ý.
Cách mình take notes phân tích câu hỏi và đánh dấu đoạn văn chứa thông tin khi giảng bài (ẢNH 1)

Phong cách của mình thì đơn giản lắm. Mình chỉ dùng 1 cây bút chì để làm bài thui, nếu như mình làm sai thì mình sẽ sửa bằng bút bi để khi xem lại mình biết được dạng bài nào làm mình chật vật nhất và dành nhiều thời gian ôn luyện.(ẢNH 2)

Mình rất tâm đắc một câu nói đó là “A dull pencil is better than the sharpest mind” (một cái bút chì cùn còn hơn một bộ óc sáng giá). Đừng đánh giá thấp những hành động đơn giản như gạch chân keywords, đánh dấu câu trả lời, viết xuống các khả năng … vì đó chính là lúc bạn viết xuống tư duy của mình đó.

Rồi có một ngày bạn xếp hết các bài test cạnh nhau, bạn sẽ có “Aha moment” – Eureka! (Remember to jump out of the bathtub but don’t run into the street.) giây phút mà bạn nhận ra rằng các dạng bài đều có đặc điểm riêng, hóa ra mình nên làm thế này thì nhanh hơn, thế kia thì hiệu quả hơn. Hãy cầm cây bút lên bạn nhé.

Facebook
Twitter
LinkedIn

ELSA SPEAK

Ứng dụng học nói tiếng Anh

chuẩn bản xứ tốt nhất thế giới

250.000 + đánh giá
4.8/5

Tặng thêm tài khoản 

Study Phim 1-2 năm

Chỉ có tại Elsaspeak.vn

Có thể bạn sẽ thích