Thực tế đã chứng minh, ngoài điều kiện được tiếp xúc trong môi trường từ sớm và tố chất trời phú thì việc nghe hiểu và nói giống người bản xứ là hoàn toàn có thể tập luyện được nếu chúng ta chăm chỉ và sử dụng đúng phương pháp học tập. Và Dictation hay còn gọi là phương pháp chép chính tả là một trong những phương pháp hữu hiệu đã giúp nhiều người đạt được trình độ nghe và nói như mong muốn cũng như target trong kỳ thi Ielts. Dưới đây, tuhocielts9.com sẽ giới thiệu đến bạn đầy đủ các WEBSITE LUYỆN NGHE – CHÉP CHÍNH TẢ ( DICTATION) để bạn có thể tìm ra phương pháp học nghe tốt nhất cho bản thân nhé!
A. Phương pháp nghe chép chính tả – IELTS Listening là gì?
Luyện nghe IELTS theo phương pháp nghe chép chính tả tiếng Anh là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để cải thiện kỹ năng nghe tiếng Anh và hỗ trợ rất nhiều cho việc làm bài thi IELTS Listening. Đúng như tên gọi của nó, việc chúng ta cần làm là NGHE và CHÉP LẠI tất cả những gì bạn nghe được. Theo phương pháp này tạo nên độ chính xác cao trong quá trình làm bài listening!
Đây là phương pháp rèn listening phổ biến nhất và hiệu quả nhất đối với các sĩ tử luyện thi IELTS. Nếu bạn đủ chăm chỉ và thực sự kiên trì thì chắc chắn band điểm Listening của bạn sẽ tăng lên đáng kể với phương pháp học này đấy!
Phương pháp này phù hợp với các bạn ở MỌI TRÌNH ĐỘ, tuy nhiên hiệu quả nhất là đối với những bạn với trình độ listening còn kém, chỉ hiểu được dưới 50% nội dung bài.
Nếu chỉ với 1 lần mà bạn đã hiểu được 60% bài listening trở lên, bạn có hai sự lựa chọn:
- Chuyển sang nguồn listening khó hơn.
- Vẫn sử dụng nguồn listening này và chuyển sang phương pháp lặp lại (sẽ hướng dẫn chi tiết cho các bạn phương pháp này ở bài viết sau)
B. CÁC BƯỚC LUYỆN NGHE CHÉP CHÍNH TẢ IELTS LISTENING
Bước 1: TÌM NGUỒN LISTENING
Đối với bước này, bạn cần phải lưu ý một số điểm:
Nguồn phải phù hợp với trình độ listening hiện tại của bạn (nếu qua 1 lần bạn hiểu 25% – 50% bài thì đó là nguồn listening thích hợp cho phương pháp này)
Nguồn có giọng phát âm tiếng Anh chuẩn, Anh – Anh hoặc Anh – Mỹ. Nếu bạn chưa biết cách phân biệt Anh – Anh và Anh – Mỹ, bạn có thể tìm những nguồn listening chất lượng và nổi tiếng như BBC hoặc CNN….
Nguồn đề cập đến chủ đề bạn hứng thú. Nếu bạn thích thể thao, hãy tìm đến những bản tin thể thao,…
Việc chọn nguồn mình thích giúp bạn không bị oải, chán khi sử dụng phương pháp này.
Nguồn có phụ đề hoặc transcript đi kèm (Transcript là phần ghi lại toàn bộ nội dung bài listening). Điều này rất quan trọng!
Nguồn nên có độ dài: từ 2-6 phút là tối đa, vì nếu bài listening kéo dài 2 phút, bạn đã phải mất 1-2 tiếng để hoàn thành, và độ dài có thể lên đến 2 mặt giấy A4. Chọn nguồn listening quá dài khiến bạn không thể đủ thời gian ghi ra tất cả, nên hay bỏ giữa chừng.
Bước 2: NGHE VÀ CHÉP CHÍNH TẢ
- Nghe theo từng cụm từ hoặc một câu, sau đó dừng bài. Nếu bạn mới làm quen với phương pháp này, có thể bạn chỉ nghe 2-5 giây rồi dừng lại để viết luôn. Nếu bạn đã quen, bạn có thể để băng chạy cả mệnh đề hoặc 1 câu dài rồi mới dừng lại ghi ra.
- Viết lại tất cả những thông tin nghe được xuống giấy/vở.
- Nếu sau lần 1 bạn còn sót thông tin, chưa nghe được cả mệnh đề hoặc cả câu, bạn có thể tua đi tua lại nhiều lần để rà kĩ lại phần thông tin bị thiếu.
- Cuối cùng, đối chiếu với transcript/ phụ đề với phần thông tin bạn ghi được và hoàn thành thông tin còn thiếu trong bản đã ghi ra bằng một màu mực khác. Những thông tin bạn không nghe được có thể do bạn không viết từ đó, hoặc không biết phát âm, hoặc phát âm sai từ đó, hoặc chưa biết những nguyên tắc nối âm liên quan,… Và đó là những phần bạn cần cải thiện để cải thiện listening của mình.
Bước 3: TẬP ĐỌC THEO TRANSCRIPT VÀ THU ÂM
- Tua đi tua lại bài, chú ý đến cách phát âm, trọng âm, nối âm và ngắt nghỉ của người bản xứ trong bài.
- Hãy bắt chước theo giọng của họ theo từng câu, từng đoạn ngắn. Vừa bật file listening, bạn vừa nhắc lại theo những câu văn của bài listening, cố gắng ngắt nghỉ, nhấn nhá theo giống nhất.
- Sau khi tập bắt chước xong cả đoạn audio, thì ghi âm lại toàn bộ bài đọc của mình. Bước này đồng thời giúp bạn cải thiện cả phần Speaking và phát âm của mình.
C. CÁC WEBSITE LUYỆN NGHE CHÉP CHÍNH TẢ HỮU ÍCH
1. LISTEN AND WRITE
Đây là trang web được thiết kế dành riêng cho phương pháp này, thay vì phải ghi ra giấy, bạn sẽ đánh máy nội dung ra. Website có một số đặc tính sau:
- Nội dung xoay quanh những chủ đề xảy ra trong cuộc sống hàng ngày
- Có đánh giá mức độ khó của mỗi bài listening giúp bạn chọn nguồn listening phù hợp
- Độ dài của các video chỉ dao động từ 1 – 5 phút
- Cung cấp phần trống để chúng ta điền vào những thông tin nghe được
- Và nhiều tính năng hỗ trợ khác
2. VOICETUBE
Website này cung cấp đầy đủ tính năng phù hợp cho phương pháp trên.
- Cung cấp các video luôn kèm theo transcript
- Video phân theo trình độ: từ cơ bản (basic) đến nâng cao (advanced), nên nó phù hợp với các bạn ở mọi trình độ khác nhau
- Video được ghi chú rõ giọng nói: là của Anh – Anh (UK), Anh – Mỹ (US), hay Anh – Úc (AU)
- Videos nói về đa dạng các chủ đề khác nhau: từ các chủ đề quen thuộc trong đời sống hàng ngày (như How I disciplined myself) đến những chủ đề học thuật hơn (như How Japan’s new imperial era can bring fresh hope)
- Độ dài của các videos được phân loại rõ ràng: từ 3 phút, 3 – 5 phút, 5 – 10 phút cho đến hơn 10 phút.
3. TED
Ted cũng cung cấp các tính năng tương tự với các tính năng có trong website Voicetube. Tuy nhiên, Ted có thêm một vài tính năng nổi bật nữa, đó là:
- Đưa ra đề xuất những videos thuộc chủ đề mà bạn đăng ký ngay trong lần đăng nhập đầu tiên.
- Chất lượng nội dung cực tốt bởi diễn giả là các giáo sư, nhà nghiên cứu hay chuyên gia về một lĩnh vực cụ thể nào đó.
- Giao diện đẹp mắt đem lại cho người dùng một trải nghiệm thú vị.
Sau đây là một vài bài viết hay liên quan về chủ đề IELTS LISTENING dành cho bạn:
Chia sẻ phương pháp học IELTS Listening cho người mới bắt đầu |
Chia sẻ kinh nghiệm listening từ 5.5 lên 8.5 cực hiệu quả |
4 Phương pháp cải thiện kĩ năng IELTS listening từ 0 đến 8.5 |