3 Phương pháp khai thác từ vựng triệt để và hiệu quả

Hiện nay trên Internet có rất nhiều các tài liệu bổ trợ cho việc học từ vựng. Nhưng rất nhiều bạn vẫn không biết phải làm thế nào để tiêu hoá đống từ vựng này và biến chúng thành cái mình sử dụng được. Vậy chúng ta cần làm gì để vận dụng các tài liệu này? Hãy xem qua bài viết này của tác giả Hương Giang để hiểu hơn về 3 phương pháp khai thác từ vựng triệt để và hiệu quả.

1. LỰA CHỌN HỌC TỪ VỰNG THEO CÔNG THỨC I+1

Giới sư phạm Ngôn Ngữ Anh từ những buổi học đầu tiên đã phải thuộc nằm lòng bộ giả thuyết kinh điển của Krashen (1977) – Input Hypothesis và trong đó có một theory cũng kinh điển không kém là input “i+1”.

Krashen

Hiểu nôm na là học sinh có thể tiến bộ tốt nhất khi có đầu vào ngôn ngữ nâng cao hơn một chút so với trình độ hiện tại của họ. Dù vẫn có nhiều phản biện, đây là một trong số những học thuyết có tầm ảnh hưởng nhất trong giới Dạy và Học Ngoại Ngữ.

Vậy tại sao mình lại giới thiệu “i+1” cho việc tự học từ vựng IELTS? Đơn giản thôi, chúng ta không thể cố gắng học từ vựng khó hơn level hiện tại vài lần!

Nếu như bạn đang ở level A2 (tương đương dưới 4.0 IELTS), sẽ chẳng có ích gì nếu như bạn cố học thuộc những từ vựng ở band 7.0+ rồi nản chí và vứt sách vở đó. Hãy luôn đặt ra câu hỏi:

  • Mình đang ở level nào?
  • Nhóm từ vựng mà mình đang muốn học thuộc level nào?
  • Tại sao nhóm từ này cần thiết với mình và mình sử dụng chúng như thế nào?


Khi các bạn tra cứu những từ điển chính thống (Cambridge, Oxford,..) thông thường sẽ có kí hiệu A1-A2-B1-B2-C1-C2 theo CERF level. Hãy ưu tiên các từ bằng hoặc hơn level hiện tại của bạn một bậc, và mạnh dạn bỏ qua những từ học thuật khó nhằn toàn C2. Từ vựng cao cấp nhìn thì lấp lánh, nhưng cũng phải xem có dễ nhai không! ??

Đương nhiên cũng có một vài trường hợp ngoại lệ, như từ vựng có xếp hạng cao (e.g. sustainability- danh từ “tính bền vững” – C2) nhưng được xuất hiện với tần xuất dày đặc trên các kênh thông tin đại chúng hiện tại và thuộc nhóm buzzwords của thế kỉ 21 thì có thể xem xét học gấp bạn nhé.

2. PHƯƠNG PHÁP SEMANTIC MAPPING

Mình không phải là “tín đồ” của flash cards và quizlet, bởi vì mình cảm thấy những ứng dụng này mới chỉ hỗ trợ việc học từ vựng ở mức nhận biết.

Hệ từ vựng của mỗi người được chia thành hai loại theo mức sử dụng, gồm passive vocabulary – từ vựng đã nhận biết nhưng chưa sử dụng được, và active vocabulary – từ vựng đã sử dụng được trong việc nói hoặc viết. Bản thân mình tự nhận thấy mình có một hệ passive vocabulary lớn vì thói quen đọc và thu thập thông tin, nhưng hệ active vocabulary rất ..”khiêm tốn”

Thời gian gần đây, phương pháp mà mình sử dụng để hỗ trợ quá trình chuyển hoá từ vựng passive sang active có tên là Semantic mapping – bản đồ ngữ nghĩa (minh hoạ như trong ảnh).

hoc tu vung

Lấy ví dụ mình có một từ cần học là “orthodox” (tính từ “chính thống, thông thường” – level C2). Mình sẽ lập một semantic map dạng đơn giản phân ra:

• Từ đồng nghĩa: Conventional (adj), generally-accepted (adj)
• Từ trái nghĩa: rebellious (?! vì tính chất từ khá mạnh), unconventional (adj)

Ví dụ về một thứ “orthodox” mà mình cảm thấy dễ liên kết với bản thân: lấy luôn semantic mapping :”>
Ví dụ về một thứ không “orthodox”: lấy nhẹ chiếc “teaching style” của chính bản thân vậy.

Sử dụng semantic mapping giúp mình kết nối từ mới với hệ từ vựng đã có để dễ nhớ từ vựng hơn và biến từ vựng đó thành dạng active khi tự đặt ví dụ gắn với việc viết hoặc nói. Ngoài ra, phương pháp này có thể được phát triển cực kì linh hoạt.

Những mindmap các bạn thường thấy cũng là một dạng phát triển của semantic map – nếu xét về chức năng liên kiết ngữ nghĩa của một nhóm từ. (Semantic mapping cũng đặc biệt thích hợp cho các visual learners – người học qua hình ảnh – như mình, học có thêm cái hình nó cứ bánh cuốn)

hoc tu vungj

Mọi người có thể tìm hiểu kĩ hơn về semantic mapping: TẠI ĐÂY

3. DÙNG TRONG BÀI LUYỆN VIẾT/NÓI

Bước cuối cùng nhưng cũng cực kì quan trọng. HỌC TỪ VỰNG CẦN PHẢI ÁP DỤNG BẠN NHÉ!
Lấy luôn một đề IELTS writing, một topic IELTS speaking quý này để viết/tập nói và không quên sử dụng những từ mới vừa học. Đừng để từ vựng dừng lại trên mỗi trang cá nhân của bạn!

KẾT LUẬN
Học từ vựng là câu chuyện không hồi kết, dù có bạn có thuộc level beginner hay advanced đi chăng nữa. Nhưng với phương pháp học đúng đắn, và một chút kiên trì, chúng ta đều sẽ làm được thui. Cố lên nhé các IELTS takers!! Chúc các bạn học tốt và nhớ đừng quên theo dõi tuhocielts9.com và Group Tự học PTE – IELTS 9.0 để học thêm những kiến thức bổ ích nhé.

Xem thêm những bài viết hay về các học từ vựng hiệu quả dưới đây:

Bí kíp học từ vựng “siêu tốc” không bao giờ quên
Trọn bộ tài liệu IELTS Vocab – Pronunciation mới nhất 2021
Bỏ túi 8 mẹo học từ vựng cực dễ vô và “nhớ dai”

__________________________________________

Facebook
Twitter
LinkedIn

ELSA SPEAK

Ứng dụng học nói tiếng Anh

chuẩn bản xứ tốt nhất thế giới

250.000 + đánh giá
4.8/5

Tặng thêm tài khoản 

Study Phim 1-2 năm

Chỉ có tại Elsaspeak.vn

Có thể bạn sẽ thích