Những mẹo tự ôn luyện IELTS cực hay và hiệu quả!

Xin chào mọi người,mình là Thành Tất Lê, thành viên Group Tự học PTE – IELTS 9.0. Hôm nay mình đã quay trở lại với một bài viết về quan điểm của một người học IELTS. Lần này Thành sẽ chia sẻ với góc độ của một người học IELTS để mọi người dễ hình dung và liên tưởng hơn nhé.

1. Vai trò của việc tự ôn luyện khi học IELTS

Có thể sẽ không khó để nhận ra rằng đa phần học sinh Việt Nam, ngồi trên ghế nhà trường để học các môn tự nhiên xã hội, hay khi đi học IELTS, các bạn vẫn còn khá thụ động và khuynh học học tập vẫn chưa thật sự có màu sắc nghiên cứu và tự phê bình.

Có lẽ, các bạn nghĩ đây là vai trò của giáo viên, sở dĩ giáo viên biết nhiều hơn khiến cho việc đánh giá sâu và rộng hơn. Điều này tạo ra sự phụ thuộc đối với giáo viên, từ đó làm mất đi cơ hội để các bạn có thể tự giúp đỡ bản thân mình khi học IELTS.

Giáo viên giống như tài nguyên vậy các bạn ạ; nếu biết “sử dụng”, đặt câu hỏi một cách có dụng ý và đánh trúng vấn đề nhức nhối của mình, thì mình sẽ tiến bộ hơn rất nhiều. Nhưng những lúc giáo viên không sẵn có, bạn sẽ nhờ ai giúp đỡ?

Black and Orange Gym Training Instagram Post

Riêng đối với việc học IELTS Speaking và cả Writing, lí do mà các bạn vẫn chưa thể tiến bộ là vì:

  • Các bạn vẫn chưa biết rõ YÊU CẦU ĐẶT RA mà mình cần phải làm được là gì, và không kém quan trọng là VÌ SAO MÌNH PHẢI LÀM ĐƯỢC ĐIỀU ĐÓ.
  • Chưa biết bỏ hoặc hạn chế các thói quen cũ và bắt đầu thiết lập thói quen mới để giúp cải thiện thậm chí kiện toàn việc học IELTS của mình.

Hiện nay, công nghệ thông tin đã rất phát triển khiến cho việc truy cứu thông tin trở nên dễ dàng hơn, với chỉ “one search away”, bạn có thể tìm được band descriptor của speaking và writing. Đây chính là thứ bạn nên nắm rõ để biết được tiêu chí chấm điểm là gì và ý nghĩa của những yêu cầu này.

Bài thi Speaking (và Wriring) có thể nói nôm na là “speak (and write) like an educated person”. Một người “educated” sẽ biết về nhiều về format của bài thi, chọn ideas chính xác, cách phát triển ideas, cách kết nối ideas và biểu thị cảm xúc (đối với speaking) một cách rất có dụng ý.

Black and Orange Gym Training Instagram Post 1

Chỉ cần mổ xẻ các khía cạnh Fluency + coherence, Lexical range và accuracy, Grammar range và accuracy, và Pronunciation của band điểm mà bạn đang nhắm tới (target), từ đó luyện tập để đạt đến đó là được (chi tiết ở phần 2.). Tiếng Anh có câu “keep your eyes on the prize” – hãy nhắm tới mục tiêu và nỗ lực đạt được nó, dù có khó đến mấy.

Vậy nên, dù bạn có đi học ở trung tâm hay đang tự học IELTS , hãy chắc chắn rằng việc mình đang làm là có dụng ý và đặt câu hỏi liên tục kèm theo giải quyết các câu hỏi đó.

2. Cách tự học IELTS như cách mình “dạy”.

Trước đây, mình đã từng kèm cặp học sinh cấp dưới ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Cấp 2 đã kèm Anh và Hóa (nhưng lên cấp 3 thì dốt môn này quá nên thả cho nó lạc trôi luôn). Lên đại học thì có dạy trung tâm và dạy luyện thi.

Black and Orange Gym Training Instagram Post 2

Lúc đó mình chỉ xem đây là việc giúp mình có thêm một ít tiền để đi cafe mà không phải xin má. Nhưng song song với việc đó, việc phải nắm vững kiến thức và giảng dạy một cách có tâm đã khiến cho mình phải tiếp cận tiếng Anh một cách có chiều sâu hơn và sẵn sàng trả lời bất cứ câu hỏi nào mà học sinh của mình đặt ra một cách đúng đắn nhất.

Chính vì thế cách tốt nhất để tiến bộ nhanh nhất đó là HÃY DẠY CHO BẢN THÂN NHỮNG GÌ MÌNH MUỐN HỌC.

Với bài thi IELTS, bạn hãy khiến cho bản thân mình trở nên “technical” một chút. Bắt đầu từ band descriptor là tốt nhất.
Vầy nhé, nếu bạn đang đặt target là 7.0 cho speaking, hãy cùng Thành phân tích nhé.

Fluency: Bạn nên giữ dòng ngôn ngữ chảy ra liên tục mà không phải quá cố gắng (một cách khá dễ dàng). Tỉ lệ tự lặp, tự sửa, ngắc ngứ (ngập ngừng) ở mức thấp (at times).

Vậy thấp là như thế nào, điều này có thể phụ thuộc vào “tần suất” hoặc “mức độ” của các vấn đề về fluency. Ví dụ: at times = sometimes hoặc on occasions, mà tần suất của somtimes là khoảng 25% – 30%.

Vậy thì nếu bạn nói 9-10 câu liên tục, bạn có tối đa 3 lần là ngập ngừng, tự lặp và/hoặc tự sửa, dựa trên ảnh hưởng của nó lên nội dung bạn nói và cuộc trò chuyện của bạn. Những trường hợp dừng có dụng ý không tính nhé.

Bên cạnh đó, mức độ như ngập ngừng không nên quá lâu. Đối với mình, khi giao tiếp một cách trôi chảy (band 7), việc ngập ngừng (ngoại trừ do cảm xúc – kiểu bồi hồi, nghẹn ngào quá, xúc động quá – mà ai đi thi mà emotional dữ vậy không biết) lâu hơn 2 giây sẽ được đánh dấu là mất độ trôi chảy.

Coherence: Bạn có thể trả lời đúng câu hỏi, back up hiệu quả mà không phải cố gắng hay không. Từ nối bạn sử dụng có đầy đủ, tự nhiên và chính xác hay không? Ở đây có some flexibility, vậy độ da dạng sẽ ở mức trung bình hoặc khá, tức là bạn có thể lặp từ nối khoảng 30% so với tổng số từ nối đã dùng.

Lexical resource: Từ vựng bạn dùng từ vựng một cách linh hoạt để nói về nhiều vấn đề. Nghĩa là trong các ngữ cảnh khác nhau, bạn đều có từ để dùng và các từ bạn dùng nên nằm ở level C1 trở lên để diễn đạt các từ cụ thể (thay vì dùng câu hoặc từ có level thấp hơn). Tiêu chí này còn thể hiện ở chỗ, bạn có thay từ tốt hay không (paraphrase).

Ngoài ra, bạn nên dùng phrasal verbs thuần thục. Riêng đối với idiom và collocation, mức độ đòi hỏi chỉ ở mức some hoặc awareness, nên nếu học IELTS ở band 7.0, mọi người có thể dùng vài cái idiom (cỡ 3 cái/1 bài) và collocation (cũng khoảng 3-4 cái/1 bài). Các lỗi về word form và word choice chỉ được sai vài chỗ (3-4 lỗi/10 câu).

Grammar: Dùng được nhiều câu phức (lượng câu phức ở tầm 6/10 câu) và phổ câu phức đa dạng (mệnh đề quan hệ, nhượng bộ, nếu-thì, đảo ngữ…). Phổ tense cũng cần đa dạng và chính xác (phù hợp với ngữ cảnh).

Có thể mắc vài lỗi sai (3-4 lỗi đối với mỗi part) đối với các lỗi như S-V agreement, mệnh đề, giới từ, mạo từ, danh từ, lượng từ… Muốn biết mình mắc bao nhiêu lỗi, hay viết câu trả lời của mình ra và nhờ người khác (giáo viên và/hoặc bạn bè) sửa nhé. Từ đó bạn tự sửa được rồi (không lẽ nhờ hoài).

Pronunciation: Khi đã lên band 7, ngoài chuyện phát âm đúng (nguyên âm và phụ âm đúng) và nhấn âm đúng, bạn cần phải nói có ngữ điệu (tự nhiên và đúng với ngữ cảnh), ngắt nghỉ có dụng ý (sentence stress) và ít bị ảnh hưởng bởi giọng địa phương (thường sẽ rơi vào nguyên âm).

Vậy nên, khi đã hiểu rõ các tiêu chí như vậy, bạn sẽ phải khiến bản thân làm theo các điều kiện đặt ra và sử dụng các tài nguyên đang có (giáo viên hoặc/và từ điển) nhằm đạt được target mà mình mong muốn. Nên nhớ, chúng ta nên kỹ tính hơn một chút trong quá trình đánh giá bản thân như thế này.

Thêm vào đó, bỏ thói quen cũ và thiết lập thói quen mới sẽ giúp chúng ta cải thiện hơn nhiều. Bản thân sự tiến bộ đã mang hàm ý là thay đổi rồi. Làm sao nghe nhạc Trung, Hàn, Thái có thể giúp các bạn tiến bộ nhanh hơn là nghe nhạc/podcast tiếng Anh đúng không nào?

Vậy nên lần tới nếu giáo viên đã sửa lỗi ngữ pháp, phát âm, dùng từ cho các bạn, hãy chắc chắn là chúng ta ghi chép cẩn thận vào vở (nếu cần có thể làm checklist) và tránh lặp tại các lỗi này. Đây được gọi là việc học chủ động, chứ không phải đợi nhắc rồi sửa, xong rồi cho qua và lần sau lại mắc tiếp.

Bài viết trên mình đã chia sẻ cho bạn về những mẹo nhỏ trong quá trình tự ôn luyện IELTS. Chúc mọi người sẽ luôn bền bỉ trong chặng đường chuẩn bị cho bài thi IELTS của mình và đạt kết quả thật tốt. Mọi cố gắng sẽ luôn được đền đáp bằng kết quả tương ứng. Nhớ đừng quên theo dõi tuhocielts9.com và Group Tự học PTE – IELTS 9.0 để học thêm những kiến thức bổ ích nhé.

Xem thêm những bài viết hay về Tiếng Anh dưới đây:

Lộ trình luyện IELTS 7+ từ con số 0 cực chi tiết
Tự học IELTS Listening 9.0 qua từng giai đoạn cụ thể
Online IELTS Foundation: Pronunciation and Vocabulary

__________________________________________________________

Facebook
Twitter
LinkedIn

ELSA SPEAK

Ứng dụng học nói tiếng Anh

chuẩn bản xứ tốt nhất thế giới

250.000 + đánh giá
4.8/5

Tặng thêm tài khoản 

Study Phim 1-2 năm

Chỉ có tại Elsaspeak.vn

Có thể bạn sẽ thích