3 bước xử lý đề Matching Headings của IELTS Reading đơn giản nhất

Bên cạnh dạng câu hỏi True/ False/ Not Given và Yes/No/Not given, dạng bài Matching Paragraph Headings được xem là một trong hai dạng bài khó nhất của bài thi IELTS Reading. Nếu không có chiến lược cụ thể và kỹ năng thuần thục, thí sinh rất dễ rơi vào bẫy và mất điểm rất đáng tiếc. Vậy chiến lược nào, kỹ năng nào hữu hiệu khi đương đầu với Matching Paragraph Headings? Trong bài viết này, tác giả Kieu Hong thành viên Group Tự học PTE – IELTS 9.0 sẽ chia sẻ đến bạn cách xử lý đề Matching Headings của IELTS Reading một cách đơn giản nhất chỉ với 3 bước.

1. Matching Paragraph Headings là gì ?

Matching Paragraph Headings là dạng bài yêu cầu thí sinh ghép các đầu đề (headings) với đoạn văn phù hợp trong văn bản. Dạng bài này giúp đánh giá khả năng đọc hiểu ý chính của từng đoạn văn bản. Các tiêu đề là các câu ngắn tổng kết lại toàn bộ thông tin của đoạn văn. Bạn sẽ nhận được từ 5-7 tiêu đề và phải ghép mỗi đoạn văn trong văn bản với một trong các tiêu đề đã cho sẵn đó. Thông thường, số tiêu đề cho sẵn sẽ nhiều hơn số đoạn văn.

2. Những khó khăn và sai lầm thường gặp

  • Bạn có quá nhiều thông tin phải đọc mà không có đủ thời gian.
  • Cố gắng tìm chính xác một từ/cụm từ có trong tiêu đề với từ/cụm từ trong đoạn văn.
  • Một vài tiêu đề cho sẵn có nội dung tương đối giống nhau.
  • Chỉ đọc câu đầu tiên của mỗi đoạn văn mà không đọc và hiểu nội dung chính của toàn đoạn.
  • Dành quá nhiều thời gian cho một đoạn văn/ một tiêu đề.
  • Câu trả lời không theo đúng thứ tự như trong văn bản.

3 Bước xử lý đề Matching Headings của IELTS Reading

Các bước này cực đơn giản, tuy nhiên bạn cần đọc và áp dụng nhiều lần để quen thuộc, áp dụng đúng mình tin rằng các bạn có thể xử lý đề Matching Heading của IELTS Reading một cách đơn giản nhé.

Bước 1: Đọc kỹ Headings trước khi làm bài IELTS Reading

Dành thời gian đọc và thực sự hiểu từng headings nói gì, cần thì dịch nhẩm trong đầu để đảm bảo mình đã thực sự hiểu. Đọc như thế để tránh:

  • Nếu chúng ta đọc nhanh xong hiểu 1 cách mơ hồ, rồi tí nữa đọc bài lại cũng hiểu mơ hồ nốt. Mơ hồ + mơ hồ = Rối
  • Phân tách được những headings có yếu tố gần giống nhau và dễ nhầm lẫn (VD: “Getting the finance” & “Profit not primary goal” & “Unexpected benefit” đều nói về chủ đề tài chính/lợi ích – rất dễ nhầm với nhau nếu chỉ hiểu mơ hồ rồi chọn luôn)
  • Lúc vào bài đọc không biết mình đang tìm cái gì. Việc đọc trước headings cho chúng ta một hình dung trước, gạch chân key words để scanning nên khi vào bài sẽ thuận tiện cho bước số 2

Trên mạng cũng có dạy những cách làm khác là đọc đề trước rồi mới đọc headings, hoặc đọc 1 đoạn rồi tìm headings…. Cái này tùy thuộc vào style mỗi người, nếu khả năng đọc hiểu tốt thì cách nào cũng được hết. Nhưng mình chọn cách đọc headings trước.

Bước 2: Tìm topic sentence của đoạn

Hãy tưởng tượng bài tập này như 1 bài tập tìm paraphrasing, bản chất là chúng ta cần 1) xác định được topic sentence 2) so sánh xem headings nào paraphrase cho topic sentence đó. Trọng tâm chính ở đây là đi tìm topic sentence cho đoạn. Topic sentence là câu bao hàm ý cả đoạn, mà tất cả các câu khác đều hướng về.

Tricky ở chỗ topic sentence có thể nằm ở câu đầu (Đoạn B,D,E), câu gần đầu (Đoạn C,G) hoặc là câu cuối (Đoạn A). Đối với một số trường hợp hiếm thì nằm ở giữa (Đoạn F).

  • Thứ tự đọc: Câu 1 –> câu 2 –> câu 3 (check nhanh xem nó support cho câu nào) –> câu cuối –> cần thì lướt nhanh luôn các câu ở giữa xem nó support cho câu ở trên hay ở dưới
  • Với 1 số đoạn ngắn (VD như đoạn A) thành ra bạn sẽ đọc cả đoạn
  • Những câu topic sentence rất hay có dạng danh sách liệt kê kiểu như “The device is aimed at a wide variety of users…” “…..different places, such as the sea, rivers, boreholes and rain…”
  • Nếu có đoạn nào đọc mãi vẫn không biết topic sentence ở đâu thì có thể để đó chuyển sang đoạn tiếp, sau này sẽ loại trừ sau

Xem thêm: 2 Cách cực hay để khai thác từ vựng Reading IELTS hiệu quả

BƯỚC 3: Ghép topic sentence với headings 

CHÚNG TA VẪN CÒN PHÂN VÂN chọn topic sentence là câu trên hay dưới thì hãy so sánh xem câu nào có paraphrase ở headings thì chọn câu đó. Paraphrase thì thường là ở dạng synonym, đổi cấu trúc câu hoặc dạng từ

Ví dụ: Đoạn B” The Desolenator operates as a mobile ….. take water from different places, such as the sea, rivers, boreholes and rain, and purify it for human consumption”

Phần liệt kê “…different places, such as the sea, rivers, boreholes and rain..” chính là paraphrase của “a range of resources” à đáp án vi
Đoạn D “… at least two-thirds of the world’s population lives with severe water scarcity for at least a month every year” . Phần “severe water scarcity” = “water shortage” àđáp án x

  • Nếu bạn thấy từ được copy giống hệt từ trong đoạn sang headings ànhiều khả năng đó không phải là headings vì đâu có “dễ ăn của ngoại” như vậy, chắc chắn sẽ có paraphrase để thử chúng ta
  • Đừng để bị đánh lừa giữa 2 headings na ná giống nhau (như đã nói ở bước 1). Đối với những đoạn còn phân vân, bỏ đó làm đoạn tiếp theo rồi loại trừ ngược lại

Ví dụ: khi làm đến đoạn F bạn đọc được câu đầu là về “prices” và đoạn nhiều con số, có thể bạn sẽ có xu hướng chọn “I – Getting finance for production”. Tuy nhiên “get finance” không phải là 1 từ paraphrase tốt cho “price” nên mình để đó và làm sang đoạn G rồi trừ ngược lại

  • Chấp nhận rằng có những đoạn khó sẽ phải đọc cả đoạn, thậm chí đọc đi đọc lại mà vẫn không biết topic sentence ở đâu. Trường hợp này chỉ có thể bỏ đó rồi loại trừ, với điều kiện các đoạn dễ các bạn phải làm được
  • Có những cái tưởng là paraphrase mà không phải. Luôn nhắc nhở bản thân lấy NGHĨA ĐEN so sánh với NGHĨA ĐEN. KHÔNG cần tốn nào suy nghĩ tìm ẩn ý hay “ý tại ngôn ngoại” làm gì cho nặng đầu
    VD: đoạn G có câu cuối là “They are expected to be sold in areas such as …..” câu này dễ bị lừa vì cũng có dạng liệt kê và có 1 headings na ná “ix – A warm welcome for the device”. Nhưng hãy tỉnh táo, việc “được bán” và việc “được welcome” là 2 phạm trù khác nhau, nên đừng suy luận chúng là paraphrase

Lưu ý khi xử lý đề Matching Headings của IELTS Reading

  • Khi thi giấy chúng ta cứ phải lật đi lật lại giữa passage và headings khá bất tiện nên mình thấy reading thi máy (1 nửa màn hình là đề, 1 nửa màn hình là passage) nhìn tiện hơn
  • Đừng cố gắng để hiểu tất cả mọi thứ, thật sự làm được hết đoạn nhưng chắc mình cũng chỉ hiểu được 80-90% nội dung, những cái không phục vụ cho câu hỏi thì mình không để ý àtuy nhiên đừng ỷ y vào đó mà hãy luôn cô gắng luyện khả năng đọc hiểu của mình cao hơn thì xác suất trả lời chính xác sẽ cao hơn
  • Coi đây là 1 bài tập tìm paraphrase thì sẽ thấy đơn giản hơn nhiều (và thực ra phần lớn các câu hỏi L và R của IELTS đều là như vậy)
  • Nhắc lại nhưng không thừa: luôn đọc kĩ và thực sự hiểu headings nói gì nhé, đừng chỉ lướt qua như một cơn gió

Bài viết trên tác giả đã chia sẻ đến bạn cách xử lý đề Matching Headings của IELTS Reading một cách đơn giản nhất chỉ với 3 bước. Chúc bạn học tập tốt và đạt hiệu quả cao trong các kỳ thi IELTS sắp tới nhé. Nhớ theo dõi TUHOCIELTS9 thường xuyên và tham gia Group Tự học PTE – IELTS 9.0 để xem thêm những kiến thức cực hay nhé.

Bài viết liên quan tới chủ đề IELTS Reading mà bạn cần biết:

[Reading] Công thức làm true/false/not given dễ nhất.
Mách nhỏ cách đạt điểm 8.0 trở lên ielts reading dễ dàng
4 bước làm bài IELTS Reading hiệu quả để đạt band 8.0

 

Facebook
Twitter
LinkedIn

ELSA SPEAK

Ứng dụng học nói tiếng Anh

chuẩn bản xứ tốt nhất thế giới

250.000 + đánh giá
4.8/5

Tặng thêm tài khoản 

Study Phim 1-2 năm

Chỉ có tại Elsaspeak.vn

Có thể bạn sẽ thích