Shadowing là gì? Phương pháp luyện tập Shadowing Technique

Trong nhiều lần đọc các kinh nghiệm luyện Speaking, bạn đã manh nha nghe nói đến Shadowing technique nhưng đã thực sự hiểu và biết nên áp dụng như thế nào chưa? Hãy cùng Tuhocielts9.com  tìm hiểu chi tiết về Shadowing và bật mí cách để “phát triển” kỹ thuật “Shadowing” để cải thiện ngữ điệu nói tiếng Anh qua bài viết dưới đây nhé!

A.Shadow là gì?

Kỹ thuật Cái bóng (Shadowing) đơn giản là cố gắng bắt chước y hệt một đoạn văn hay thoại tiếng Anh mà bạn nghe được. Ở những bước đầu, khi chưa tự tin và thành thục bạn có thể chọn những bài nói có script sẵn và nói lại sau speaker nhưng ở những giai đoạn sau bạn nên thực hành nói cùng lúc với speaker. Bằng cách này bạn có thể bắt chước và so sánh cách phát âm cũng như nhịp điệu với bản gốc một cách dễ dàng.

Shadowing technique là một phương pháp hiệu quả trong luyện nói. Đây cũng là một trong những phương pháp được áp dụng trong việc giảng dạy IELTS. Shadowing là một kỹ thuật không phải nhiều người biết nhưng lại rất hiệu quả trong việ luyện tập ngữ điệu, nhịp điệu và cách phát âm của người bản địa. Shadowing khác với kỹ thuật nghe và lặp lại, nghĩa là bạn sẽ không chờ nghe hết cả câu và sau đó mới nhắc lại những gì Speaker nói. Thay vào đó, bạn và người nói gần như sẽ nói đồng thời, cụ thể, bạn bắt chước hoàn toàn ngữ điệu, cách họ ngắt câu, luyến láy của họ. Shadowing là phương pháp rất hay giúp mọi người tự luyện speaking được ở nhà. Ưu điểm là dễ thực hiện, giúp mọi người có thể đồng thời luyện được kỹ năng nghe và nói cùng lúc.

Về cơ bản, với Shadowing bạn sẽ cố gắng nói bắt chước theo người bản xứ trong các tư liệu có sẵn, bạn sẽ cần phải nói sao cho giống cả về phát âm (pronunciation), trọng âm (stress), ngữ điệu (intonation) và thậm chí cả Accent của họ! Cùng tham khảo 4 bước đơn giản để thực hiện Shadowing Technique của tác giả Quang Nguyễn trong Group Tự học PTE – IELTS 9.0 nhé!

B. Tìm tư liệu Shadowing thật chuẩn

Bright Motivational Quote Instagram Post

Ở bước đầu tiên, các bạn nên dùng videos thay vì podcast, đơn giản vì nó giúp chúng ta tránh bị chán (và podcast thường nói khá nhanh). Ngoài ra, videos cần đảm bảo 1 số yếu tố sau:

  • Bạn phải có hứng thú với chủ đề của video (phim hài, bài thuyết trình, 1 video Ted Ed,…), tránh các bài quá chuyên ngành.
  • Độ dài nên trong khoảng ~5p (với người bắt đầu có thể ngắn hơn)
  • Giọng đọc phải chuẩn chỉ, tốc độ từ chậm-vừa và PHẢI có transcript/Eng sub.

Gợi ý vài webside như Ted, hoặc các kênh youtube thú vị có engsub (5 kênh youtube siêu hay được recommend ở đây)

Xem thêm: Sử dụng Idioms cho IELTS Speaking như  thế nào?

C. Cách luyện tập Shadowing 

Như đã nói ở trên, phương pháp Shadowing không đòi hỏi bạn phải có một trình độ tiếng Anh nhất định, bởi thế bạn có thể bắt đầu bất kì lúc nào.

1. Xem video và script trước 1-2 lần

Bright Motivational Quote Instagram Post 1

Đây là bước nhiều bạn bị thiếu. Các bạn thường chọn video và … chiến luôn, đối với các bạn mới làm quen với kĩ thuật Shadowing rất dễ bị ngợp nếu làm kiểu đó. Nên xem qua 1-2 lần kèm sub để hiểu sơ qua nội dung video, cũng như làm quen với accent, ngữ điệu và phát âm của người trong video.

Bước này là giúp tăng hiệu quả/ giảm khó khăn cho bước 3. Đừng lo nếu bạn không hiểu 100% các từ, nhưng nếu thấy quá khó bạn có thể tìm vid khác nhé.

2. Thực hiệu Shadowing Technique (chậm -> nhanh)

Bright Motivational Quote Instagram Post 2

Đây là bước quan trọng nhất. Ở đây, bạn sẽ cần bật video và nghe, người trong video nói đến đâu, bạn sẽ nhìn sub/ transcript và nói sát theo sau ngay đến đó! Nếu thấy quá khó để theo sát, bạn có thể bắt đầu với việc nghe khoảng từ 1-2 câu (hoặc 5-10s), sau đó pause và nhìn transcript và nói lại theo.

Khi quen dần với kỹ thuật Shadowing rồi thì có thể “đuổi sát” luôn. Nếu bạn chưa thấy giống ở phát âm hay ngữ điệu, hoàn toàn có thể tua lại, nghe lại nhiều lần và nói nhại lại nhiều lần cho quen miệng và nghe sao cho “y xì đúc” nhất.

Các từ không hiểu có thể tra luôn, nhưng đừng tra hết, hãy nhớ là bạn đang cố copy âm thanh của người nói. Về sau khi đã quen, bạn có thể nghe nhiều câu hơn hoặc nghe dài thời gian hơn.

3. Note lại các cụm từ/ cách diễn đạt hay

Bright Motivational Quote Instagram Post 3

Đây là bước cuối rất quan trọng khi mà chắc chắn trong bài nói sẽ có chỗ bạn chưa hiểu rõ nghĩa của 1 cụm nào đó. Việc cần làm note ngay lại các từ/ cụm từ khiến cho việc hiểu của bạn bị gián đoạn.

Các bạn có thể note lại ngay khi gặp từ đó (note cả nghĩa, phát âm,…) hoặc chỉ tra nhanh để hiểu nghĩa, sau khi hoàn tất cả video thì nghe lại 1 lượt từ đầu đến cuối và note 1 loạt (cách sau này sẽ giúp mạch Shadowing mượt hơn). Các bạn có thể thử cả 2 kiểu xem mình thấy kiểu nào ok hơn nhé!

Một lưu ý nhỏ là chỉ note những cụm thật sự hay và quan trọng thôi nhé, vì nếu note hết thì sẽ quá nhiều, dễ nản.

Bonus: Recording

Một bước cuối cho các bạn siêu chăm, đó là ghi âm lại quá trình shadowing của mình (thường là ở đoạn cuối khi đã nói mượt được theo). Sau khi nghe lại xem có lỗi/ khác biệt gì so với bản gốc không để sửa. Rất nhiều bạn khi làm bước này đã phát hiện và sửa được âm đuôi, trọng âm, … đó.

Vậy thì đừng chần chờ, hãy chọn cho mình một video/audio và thử luyện nói ngay thôi. Ghi nhớ rằng với bất kì việc gì, kiên trì và chăm chỉ sẽ đem lại thành công, vì thế hãy duy trì đều đặn việc luyện tập hàng ngày, bạn sẽ thấy kết quả sớm thôi! Chúc các bạn học tốt với phương pháp Shadowing này và nhớ đừng quên theo dõi tuhocielts9.com và Group Tự học PTE – IELTS 9.0 để học thêm những kiến thức bổ ích nhé.

Xem thêm các bài viết hay về IELTS Speaking dưới đây:

Chia sẻ kỹ năng Nói Tắt (Contraction) cho Speaking IELTS
5 tips trả lời IELTS Speaking Part 1 cực hay dễ ăn điểm
General statement trong IELTS Speaking Part 3

 

 

Facebook
Twitter
LinkedIn

ELSA SPEAK

Ứng dụng học nói tiếng Anh

chuẩn bản xứ tốt nhất thế giới

250.000 + đánh giá
4.8/5

Tặng thêm tài khoản 

Study Phim 1-2 năm

Chỉ có tại Elsaspeak.vn

Có thể bạn sẽ thích