Bài thi IELTS Listening tương đối khó với các thí sinh không phải là người bản xứ nói tiếng Anh. Việc nghe và hiểu được tiếng Anh bản ngữ thực sự đã là một thách thức rất lớn, vậy mà trong lúc thi bạn lại chỉ được nghe một lần duy nhất, do đó chỉ một chút lơ là cũng khiến bạn bị mất điểm. Số % bạn nghe hiểu tốt bao nhiêu, phụ thuộc vào % số từ (từng từ) bạn nghe được trong câu đó, trong đoạn văn đó. Chứ không phải trình nghe của bạn là do “mẹo này” “mẹo kia” mà các chỗ luyện thi Listening chỉ cho bạn.
Tác giả Nguyễn Quốc Bảo trong Group Tự học PTE – IELTS 9.0 chỉ ra những lỗi sai kinh điển người học thường mắc phải khi mới bắt đầu học Listening và cách để khắc phục những nhược điểm này vô cùng hiệu quả. Cùng nhau tìm hiểu nhé!
1. Lỗi sai IELTS Listening kinh điển
Nhiều bạn lầm tưởng kiểu“nghe bắt ý chính” là cách học.
Nhưng thật ra đó chỉ là cách ứng biến, cách thi cử, cách ứng biến khi giao tiếp thật, chứ không phải cách học.
Đúng là khi luyện thi bạn cần mẹo, cần cách ứng biến đó, nhưng khi bạn đem cách ứng biến đó, biến nó thành cách học thì bạn đã hổng một chỗ lớn trong việc luyện nghe đúng cách và tránh những lỗi sai thường thấy.
Vì nói gì thì nói, trong tiếng việt cũng như trong tiếng anh, % từng chữ bạn nghe được sẽ tỉ lệ thuận với % bạn hiểu được nguyên câu, nguyên đoạn văn đó.
Nên nếu bạn nhờ có một mẹo thần thánh nào (như cách bạn học luyện Listening đề thi) để đi ra ngoài nguyên tắc: tỉ lệ thuận % được nói ở trên, thì nên biết rằng bạn đang mắc những lỗi sai Listening cơ bản và đi sai hướng trong việc học thi.
2. Cách luyện Listening thích hợp
Học một cách nghiêm túc là bạn nên nghe từng chữ, nghe càng nhiều chữ trong một câu thì càng tốt. Vì nếu bạn bị mất chữ nào trong đó, thì độ “hên xui” trong việc hiểu nguyên câu của bạn càng cao.
Nên nếu học nghiêm túc, bạn sẽ ko để tỉ lệ hên xui cao như vậy – do bạn luyện nghe rất hên xui: chữ được chữ mất – nếu bạn biết lo, biết thắc mắc “Vì sao mình lại nghe chữ được chữ mất như vậy?
“Và làm thế nào để khắc phục” thì cũng là tâm lý nên có, nhưng nếu bạn hài lòng với chuyện nghe: chữ được chữ mất thì sớm hay muộn, khi vào thực tế bạn sẽ thấy cảnh: % từng từ bạn nghe ra – ảnh hưởng đến % bạn hiểu nguyên câu đó – và % bạn hiểu nguyên câu – tỉ lệ thuận với % sự tự tin của bạn trong giao tiếp.
Nếu bạn nào nói chuyện với người nước ngoài, làm việc nghiêm túc với họ nhiều (mà ko chỉ là mấy chủ đề trong sách vở: bao nhiêu tuổi, gia đình mấy người…) thì bạn thấy % sự tự tin của bạn khi nghe họ nói là cực kỳ quan trọng để thần thái buổi giao tiếp tốt, và để công việc với người bản xứ trôi chảy hơn.
Nên ai va chạm thực tế nhiều như được nói ở trên sẽ thấm (cực kỳ thấm) được điều bài viết đang nói, và họ thường ước ngược về quá khứ:
Ước gì hồi xưa đi học, có ai nhấn mạnh cho mình việc nghe từng chữ nó quan trọng như thế nào? … Chứ hồi xưa học Listening với tiếng Anh hời hợt quá, chẳng ai dạy nghe, toàn dạy chém gió mấy chủ đề xàm xàm, giờ đi làm, đi du học, kết bạn với người bản xứ … mình mới thấy cảnh ?
Và bài này viết dành cho các bạn đang học Tiếng anh nói chung và Listening nói riêng, để sau này khỏi phải ước và làm mặt ? như trên nhé!
Xem thêm: 4 sai lầm trầm trọng khi học ielts listening và cách khắc phục
Đó là luyện nghe với trang web: www.studyphim.vn
Phải nói: đây là cách luyện nghe cực kỳ cực kỳ hiệu quả – và khiến độ nhạy + độ thính của tai bạn tăng lên rất rất nhanh (so với cách học thông thường, so với hơn 80% cách học thông thường)
Vì cách học thông thường của các bạn xảy ra theo logic này:
Các bạn xem phim Trung Quốc nhiều chục năm, từ nhỏ đến lớn. Nhưng nếu các bạn ko ngắt từng câu, để nghe và hiểu từng từ + hiểu nghĩa + phiên âm, thì cho dù luyện cả ngàn bộ phim Tàu, bạn cũng ko biết nhiều hơn từ: nỉ hảo, ngộ, nị, si phu… là bao nhiêu… phim Hàn ko nhớ quá nổi câu: ha sê ô gì đó….
Vậy nên mới thấy nếu bạn luyện nghe nghiêm túc thì trình Listening bạn sẽ rất mau lên, còn cứ thả trôi theo phim, video, youtube thì trình nghe bạn sẽ lên chậm hơn rất rất nhiều – so với luyện nghe nghiêm túc.
Xem thêm: 20 kênh youtube luyện kỹ năng IELTS Listening hiệu quả
4. Luyện Listening nghiêm túc từ studyphim.vn
Bạn nhấp vào nghe từng câu, một câu bạn thích nhấp bao nhiêu lần thoả thích, tuỳ ý bạn … và nếu kiên trì, bạn nên nhấp nhiều lần để khi nào nghe ra thì thôi…
Nếu lúc đầu căng não, căng tai quá, thì mỗi câu bạn nhấp tầm 3 đến 5 lần (để hiển thị cả phụ đề Anh + phụ đề Việt + để hiểu âm họ đang nói về chữ Tiếng Anh nào – và chữ đó mang nghĩa Tiếng Việt là gì) – tất cả trong một (all in one), tất cả đều được phơi bày trước mắt bạn.
Và việc của bạn chỉ là nhấp chuột:
Nghe chưa ra – nhấp chuột click nghe lại – nghe chưa ra – click nghe lại . Chỉ một cái nhấp chuột để bạn nghe lại câu đó, còn lại giao diện thì rất dễ dùng, dễ xem, dễ đọc.
Mình có lời khen cho đội ngũ tạo nên website studyphim.vn này (đây là sản phẩm Việt duy nhất được Elsa liên kết)
Và việc tưởng chừng đơn giản đó thôi, click chuột, tai nghe, mắt nhìn —> khiến cho bạn liên kết Âm với Chữ rất tốt.
Vì trước đây bạn chỉ quen hiểu Tiếng Anh qua chữ, nhưng nhờ bước chuyển này, bạn quen dần với việc hiểu Tiếng Anh qua âm – đây là bước chuyển cực kỳ cực kỳ quan trọng để bạn có nền tảng nghe tốt sau này.
Vì cũng là một câu đó, nhưng khi viết ra bạn hiểu 80% nhưng khi nghe bạn chỉ hiểu 40%, thậm chí là 20%, do giáo dục Việt Nam trường lớp bạn học nhiều chục năm toàn bắt bạn đọc – mắt bạn khá, nhưng tai bạn rất yếu… và việc học qua thiết bị thông minh (điện thoại , máy tính bảng, youtube…) chỉ mới thịnh hành tầm 10 năm đổ lại đây…
Nên việc đơn giản bên studyphim.vn đó lại giúp ích bạn rất nhiều
Cụ thể hơn:
Lần đầu, khi nghe chưa quen, còn căng não, bạn có thể chỉ nhấp 3,5 lần… chưa nghe ra lắm nhưng vẫn đỡ hơn lần đầu chưa biết gì…
Rồi bạn cứ xem nội dung khác, luyện với phim khác, rồi sau này, tầm 1 tuần, 2,3 tuần gì đấy, bạn lôi phim cũ (hay bài Ted talk cũ) ra để luyện lại.
Khi đó bạn củng cố lại cái nghe cũ và dần dần sau 2,3,4 tháng gì đấy, bạn nhận ra:
À thì ra tai bạn nhạy hơn… cái này, âm này, câu này, khúc phim này, lúc đầu mình chỉ nghe được 10% nhưng giờ quay lại mình đã nghe được 50% rồi, và sau một năm, hai năm, bạn sẽ nhận ra: khả năng nhận ra âm của bạn tăng lên nhanh hơn cực kỳ nhanh.
Nếu so với hơn chục năm học trên trường mà nghe ko ra gì cả, mà giờ bạn chỉ chưa tới một năm – bạn đã thấy tai mình nhạy hơn – bạn mới thấy việc học đúng Giúp bạn tiết kiệm thời gian nhiều đến chừng nào…
Nên đó là điều các bạn đang học nên cân nhắc, đang còn mò mẫm với việc học, nếu muốn tiết kiệm thời gian cho bản thân các bạn. Để sau này, đừng như các anh chị, cô chú, đến lúc va chạm thực tế mới phát hiện ra mình đã học sai hướng, và hát bài “Ước gì – của Mỹ Tâm”.
Việc này hơn bạn nên luyện Listening từ phim truyền hình dài tập (họ nói dễ nghe hơn phim lẻ – phim lẻ có nhiều tạp âm).
Luyện Listening từ bài Ted Talk trong đó , bạn gõ từ khoá Ted rồi bấm search trong studyphim nó sẽ ra cả đống nè. Dễ nghe hơn, nếu từ phim, bạn nên nghe phim hoạt hình dễ nghe hơn phim bình thường (do tiếng trong hoạt hình rõ hơn)
Phim tâm lý, mạch chậm cũng dễ nghe hơn các phim gay cấn, nhịp nhanh và tạp âm nhiều.
Vì vậy bạn phải biết bạn nghe gì, chứ đừng để thả trôi đi kiểu nghe chữ được chữ mất và mắc những lỗi sai listening như trên nhé. Chúc các bạn học tốt và nhớ đừng quên theo dõi tuhocielts9.com và Group Tự học PTE – IELTS 9.0 để học thêm những kiến thức bổ ích nhé.