Mình nhận được rất nhiều câu hỏi về lộ trình học IELTS Reading nước rút từng kĩ năng và nhận cả sự đồng cảm về việc nản chí khi học theo những phương pháp truyền thống.
Hoá ra, không phải mỗi mình mình là nạn nhân của chứng tập trung ngắn (short attention span) vì thói quen dùng mạng xã hội quá nhiều. Vì vậy cùng tìm hiểu lộ trình học IELTS Reading cho những bạn kém tập trung từ bài viết của bạn Vũ Mai Anh tại Group Tự học PTE – IELTS 9.0 nhé!
Ở thời điểm mình không đủ kiên nhẫn làm hết nổi 1 Practice test Reading trong Cam, hở ra là check điện thoại. Và điều làm mình khó chịu nhất là cứ sai liên tục những chỗ từng sai, đặc biệt là phần True/False/NG và Matching headings trong IELTS Reading.
But when there’s a will, there’s a way.
Sau khi bất lực với việc ngồi luyện đề Reading, mình nhận ra rằng những cách học thời cấp 3 không còn phù hợp với lối sống hiện tại của mình nữa. Điều này khiến mình dần dần tìm ra phương pháp, lộ trình học IELTS Reading chân ái bây giờ.
“Chỉ khi bạn gắn được tiếng Anh vào một đam mê hoặc một chủ đề gây hứng thú thì động lực học của bạn mới không chết yểu.”
1. Giai đoạn khởi động lộ trình tự học IELTS Reading:
Tận dụng mạng xã hội để học Reading: Vì bản thân luôn có thói quen cứ mấy phút lại check instagram một lần, mình lập 1 tài khoản chuyên follow meme và các trang tin tức quốc tế.
Vốn dĩ số lượng từ trong caption trên Insta bị giới hạn, vậy nên một lượng lớn thông tin sẽ được cô đọng lại trong những từ ngữ chau chuốt và chuẩn chỉnh nhất. Chưa kể, thông tin thường được lưu trữ nhanh và sâu hơn khi đi kèm hình ảnh.
Lấy lại khả năng tập trung: 30 phút buổi sáng sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ được coi là khoảng giờ thiêng. Lúc này, não chúng ta như một miếng bọt biển. Vậy nên, cố gắng đừng dùng MXH vào thời điểm này.
Thay vào đó, hãy đọc sách trước khi ngủ và chơi app luyện não vào buổi sáng để kích thích thần kinh nhé.
VD: Hình dưới là mình chơi trò Processing trong app Elevate, khá hiệu quả để luyện Reading nhanh và tập trung.
2. Tăng tốc lộ trình tự học IELTS Reading
Hồi bé mình là một người khá ngại đọc. Lên đến đại học, mình còn bị mắc thêm chứng “mỏi cơ mắt” nếu đọc sách quá lâu, vậy nên đọc một lúc lại phải nhắm vào và thường là nhắm luôn.
Vậy nên mình xác định phải tiếp cận sách từ từ và có chọn lọc để tránh đẽo cày giữa đường.
Dưới đây là gợi ý trình tự đọc để hình thành thói quen và nuôi dưỡng tình yêu sách cho các bạn có xuất phát điểm giống mình (Reading 6.0-6.5 trở lên là có thể áp dụng được rồi).
Sách Self-help: Lý do mình nghĩ nên bắt đầu với thể loại này vì đây sẽ là bàn đạp tinh thần, tạo động lực cho các bạn đọc và học tiếp. Vocab của self-help nhìn chung cũng quen thuộc và dễ hấp thụ.
Tuy nhiên thể loại này không nên đọc nhiều. Đọc nhiều não sẽ tiết ra dopamine rất phê, khiến bạn rơi vào trạng thái overdose, tưởng là mình biết tuốt và cuối cùng chẳng làm gì cả.
Sách chuyên ngành: Khác với self-help, sách chuyên ngành là loại đọc càng nhiều càng tốt. Đọc sách này có hai cái lợi: Một là dễ đọc vì từ vựng quen thuộc, hai là nâng cao kiến thức chuyên môn. Mà đọc về cái mình thích thì rõ ràng là sẽ thú vị hơn rồi, càng thuận lợi trong việc hình thành thói quen đọc sách và kỹ năng phục vụ cho bài thi IELTS Reading.
Sách về nhiều lĩnh vực: Kiến thức về bất kì lĩnh vực nào, kể cả những mảng không liên quan đến chuyên môn của bạn, vẫn có thể làm phong phú tầm hiểu biết và cải thiện tư duy rõ rệt. Chưa kể đến việc thi IELTS Reading cần từ vựng và hiểu biết về đa ngành đa nghề nữa.
Mình thực sự nghĩ ai cũng nên đọc thử 1 tác phẩm của Yuval Noah Harari, đặc biệt là các bạn luyện thi IELTS Reading. Đọc đến 2/3 quyển thôi là mình cảm thấy không ngại bất kì đề thi nói thi viết nào rồi.
Để chắc chắn rằng mình đã hiểu sâu, sau mỗi chương tâm đắc, mình sẽ lấy sổ ra note lại ý chính của chương đó bằng một vài gạch đầu dòng hoặc sơ đồ tư duy. Để đạt hiểu quả tối đa, các bạn có thể tự trình bày cho bản thân bằng 1 vài câu ngắn gọn, tranh thủ luyện speaking luôn. Đây là cú chốt để mình thăng hạng kĩ năng Reading Comprehension và tóm tắt văn bản.
Khi mình thay đổi góc nhìn và cách tiếp cận, từ “đọc để thi” thành “đọc để biết, đọc để hiểu và đọc để vui”, mình trở nên thực sự hứng thú với sách. Đây là một cảm giác khó tả mà mình chưa bao giờ trải qua. Và mình cũng muốn các bạn có thể thể trải nghiệm cảm giác diệu kì đó.
Tất cả sách các bạn đều có thể tìm trên mạng bằng cách google “tên sách + pdf”. Trước bạn mình có chỉ cho mình trang Z library với cam kết rằng sách gì cũng có và free.
3. Về đích với lộ trình tự học IELTS Reading
Theo mình, đây mới là giai đoạn nên làm test Reading. Khi đã có kĩ năng đọc hiểu và vốn từ vựng kha khá thì việc luyện đề mới không nản. Khi làm, mình cũng hiếm khi làm full để tránh oải, chỉ chọn những dạng câu hỏi mình hay sai như T/F/NG. Làm xong sẽ phân tích thật kĩ lỗi sai.
Điểm IELTS được đo bằng chất lượng kiến thức được đúc kết trong quá trình làm bài, không phải bằng số lượng bài. Nhiều bạn có đặt mục tiêu ngày phải làm được 4 5 bài Reading, nhưng sai lại không chữa kĩ, thì cũng coi như chưa làm.
Luyện thói quen ngủ sớm ít nhất 1 tuần trước ngày thi. Đừng để việc thiếu ngủ thành nếp sống, vừa ảnh hưởng đến não vừa làm giảm phong độ hôm đi thi.
Thi trên máy tính không hề khó hay lích kích hơn thi trên giấy. Ngược lại, mình thấy cách trình bày trên máy khiến mình đọc nhanh và tập trung hơn. Bạn nào sắp thi trên máy đừng lăn tăn vấn đề này nhé.
4. Một số lưu ý quan trọng khi tự học IELTS Reading
- Start small, but be consistent. Nếu có một hôm bận hoặc lười bất thường thì cũng không cần giày vò bản thân. Miễn là bạn quay lại đường đua vào ngày hôm sau.
- Cố gắng nuôi dưỡng đứa trẻ tò mò trong mình bằng cách đọc những thứ thú vị, có ích và liên quan đến đời sống/chuyên môn của mình.
- Đừng ngại highlight hay tô vẽ vào sách. Mạnh dạn gạch chân ý hay, ghi nghĩa từ mới ngay bên cạnh. Điều quan trọng là cái gì đọng lại được trong đầu chứ không phải sách sạch hay bẩn.
- Đọc là phải hiểu. Đọc chậm cũng được nhưng phải hiểu. Không hiểu thì đọc đi đọc lại đến khi nào hiểu mới thôi.
- Để đạt được mục tiêu, đừng đặt toàn bộ tâm trí vào đích đến là bài thi IELTS Reading. Chia mục tiêu thành những thói quen, hành động nhỏ mà bạn biết mình có thể thực hiện được hàng ngày.Mình không bao giờ set goal là được 9 chấm Reading, như thế rất áp lực. Mình set goal chơi game tiếng Anh mỗi sáng, đọc ít nhất 50 trang sách mỗi ngày,…Dần dần, khả năng đọc của mình tiến bộ đến mức chính mình còn không nhận ra đươc. (That’s the power of compound interest).
Đương nhiên là kể cả khi lộ trình học IELTS Reading được thiết kế riêng cho từng người, theo kiểu bản thân thấy hứng thú, vẫn sẽ có những lúc bạn nản chí vì chưa thấy được thành quả ngay và tự hỏi đi bao giờ mới đến đích. Nhưng bất cứ khi nào muốn bỏ cuộc, hãy nghĩ đến lý do vì sao bạn bắt đầu. Cứ đi đi, rồi kiểu gì cũng sẽ đến. Good luck and Enjoy the journey!
Bài viết trên tác giả đã chia sẻ cho bạn lộ trình học IELTS Reading cho người kém tập trung.Hy vọng bài viết đã giúp bạn có phương pháp học hiệu quả. Hãy thường xuyên theo dõi TUHOCIELTS9 và Group Tự học PTE – IELTS 9.0 cập nhật những kiến thức mới và hay nhất về IELTS
Bài viết liên quan đến chủ đề IELTS Reading hay dành cho bạn:
Xem thêm các tips reading hay ho khác: