Có bạn học mãi nhưng vẫn không thuộc từ. Có bạn khá hơn, biết rất nhiều từ nhưng khi nói và viết đều không dùng được mà chỉ loanh quanh những từ cơ bản. Đối với những bạn giỏi hơn, khi viết chèn nhiều từ vựng “khủng”, “less common” nhưng điểm chỉ dừng ở 6, câu văn không tự nhiên, bởi vì tuy biết nghĩa của từ nhưng không hiểu sắc thái và cách dùng.
Có rất nhiều phương pháp học từ vựng hiệu quả, từ chép phạt cho đến mindmap, cách nào cũng có ưu thế riêng. Tuy nhiên, với mỗi dạng từ vựng sẽ có cần áp dụng một cách nhất định.
Từ vựng, theo mình học, được chia làm 2 dạng: receptive và productive. Receptive vocab là những từ khi bạn đọc và nghe sẽ hiểu nghĩa, trung bình một người bản ngữ trình độ đại học sẽ biết khoảng 20,000 từ (không tính jargon – từ chuyên ngành). Productive vocabulary là những từ thường dùng khi viết và nói, một người bản ngữ sẽ dùng thường xuyên tầm 5000 từ.
Trong số những từ productive, mình xin chia làm 2 loại nhỏ gồm topic-related vocab và functional vocab. Nếu chỉ để đi thi IELTS, chỉ cần trên dưới 1000 là đủ 6.0.
I. Vài cách mở rộng vốn từ Receptive phổ biến mà theo mình có hiệu quả không cao.
1. Học danh sách từ vựng
Đây là phương pháp học phổ biến nhất và được dạy nhiều nhất. giáo viên hoặc giáo trình thường sẽ soạn ra sẵn 1 list gần trăm từ cho mỗi topic để học viên “nhồi sọ”. Chia theo topic nghe có vẻ khá tốt nhưng thực tế là chúng ta vẫn phải đọc đi đọc lại, chép đi chép lại nhiều lần thì may ra mới ghi nhớ được 10% số từ ấy. Từ hồi phổ thông mình chỉ học kiểu này 30p trước khi vô lớp kiểm tra miệng thôi chứ tan học là không nhớ gì cả.
Khi cầm bút viết essay hay mở miệng giao tiếp thì chữ nghĩa trốn đâu hết, kể cả bạn có vẽ mind map ra đi chăng nữa.
2. Học từ vựng trong bài đọc / nghe
Cách này khá phổ biến hiện nay, đặc biệt với dân IELTS. Hiệu quả như thế nào thì các bạn học bộ Boost Your Vocabulary do team thầy Dinh Thangsoạn theo bài test Cambridge sẽ rõ. Mình cứ lâu lâu lại mở 1 bài bất kì ra đọc hết bài và dịch trong đầu dựa vào những từ được giải nghĩa bên cột phải. Còn ai mới học thì nên lập bảng keyword ghi lại từ vựng trong phần câu hỏi và từ đồng nghĩa với nó trong đoạn passage.
3. Học từ vựng ngẫu nhiên
Cách này it người dùng nhưng với học viên của mình thì khá ổn. Mỗi khi bắt gặp 1 từ hay ho, trong phim, trong bài IELTS hoặc trên youtube, bạn chỉ cần lưu lại trong app Quizlet. Cứ lúc rảnh mở ra chơi game của Quizlet mỗi ngày. Hoặc theo cách ngày xưa là viết vào post-it note dán khắp nhà. Điều quan trọng nhất của vịệc học từ là tần suất lặp đi lặp lại, tiếp xúc với nó trong thời gian dài liên tục.
4. Trộn ngôn ngữ
Hoàn toàn không khuyến khích. Lâu lâu học để giải trí thì được.
II. Học Productive vocabulary cho Writing và Speaking theo cách tốt nhất – Học từ vựng hiệu quả
Như đã nói ở đầu, từ vựng để viết và nói gồm 2 nhóm là functional và topic-related. Đa số mọi người sẽ sa đà vào học thật nhiều từ “hay ho” trong những danh sách từ “band 8” trên mạng để paraphrase cho những từ cơ bản như mitigate/ tackle (solve), concur with(agree with), in lieu of (instead of), bestow…
Đây là những từ functional dùng để triển khai ý và liên kết câu (conjunctions, transitions, prepositions, collocation) , biết nhiều thì tốt nhưng với 1 bài 250 từ thì mà toàn những từ này thì cũng không lên điểm được. Nên cũng không cần học hết đâu, mà chỉ cần chọn lọc lại 20 từ và chia thành nhóm nhỏ để học, đảm bảo rằng bài nào cũng sẽ dùng được. Mình hay chia thành các nhóm sau:
1. liên kết theo thời gian (Sequencing terms) dùng cho dạng map, process, trend, speaking part 2
2. quan hệ nhân quả (cause-effect) ví dụ như lead to, result in, exert adverse impacts on
3. ý đối lập (contrast) ví dụ như however, nonetheless, in stark contrast
4. liên kết sắp xếp, thêm ý (adding and organizing) ví dụ như in addition, apart from, and others alike
5. giải pháp, điều kiện (solution, condition) ví dụ Only when immediate actions are taken…
6. nêu ý kiến cá nhân
Đối với nhóm topic related, bên cạnh việc chia collocation theo topic lớn (environment, technology, education, crimes, economy), trong từng topic mình còn chia nhỏ theo các đề hay gặp trong ielts (pollution, prison, advertising, study abroad, battery farming…). Sau đó chia tiếp thành cause -> benefit -> drawback -> solution. Cuối cùng phân loại tiếptheo scale (individual, family, company, society, government)
Ưu điểm lớn nhất của cách học này là tính logic – tinh gọn – hiệu năng cao. Không học lan man quá nhiều, chỉ cần 1 it thời gian là có thể nắm được 70% nội dung. Không sợ bí idea, từ vựng được cho vào hẳn 1 câu hoặc 1 cụm nên bạn nhớ 1 từ thì sẽ nhớ kéo theo những từ còn lại. Khi trong phòng thi nếu gặp 1 đề lạ, mình sẽ cố gắng liên kết nó với 2 topics đã soạn, dành 5 phút ra nhớ lại những từ vựng trong topic đó và dựa vào từ vựng để triển khai ý chứ không nghĩ ý tiếng việt rồi dịch sang tiếng anh.
Ví dụ 1:
Some people believe that nowadays we have too many choices. Too what extent do you agree or disagree with this statement? Is this a positive or negative trend?
Mình sẽ liên tưởng đến technology (news and media) và globalisation (consumerism and tourism)
Ví dụ 2:
“International travel has many advantages to both travelers and the country visited. Do you think advantages outweigh disadvantages?”
Mình sẽ link benefit cho topic economy và drawback cho pollution và culture.
Nếu các bạn thấy hữu ích, lần sau mình sẽ chia sẽ cách học cấu trúc câu ít mà chất.
Tác giả: Trần Quốc Huy
Nguồn: Xem tại đây
Nguồn: Tự học PTE-IELTS 9.0
Quản trị bởi elsaspeak.vn
————————————————
CÁC VẤN ĐỀ KHÁC, VUI LÒNG LIÊN HỆ
Ban Admin Tự học IELTS 9.0
Messenger/Nhắn tin : m.me/tuhocielts9
Email : contactielts9@gmail.com
Group: https://www.facebook.com/groups/tuhocielts9
Page: https://www.facebook.com/tuhocielts9