Chia sẻ lối tư duy khởi nghiệp thành công từ CEO Elsa Speak: Văn Đinh Hồng Vũ

Elsa rất vinh hạnh được Shark Linh Thai / Thái Vân Linh tin tưởng và khuyên dùng! Các bạn hãy học cùng Elsa để nói tiếng Anh thành thạo hơn, trở thành một công dân Việt Nam toàn cầu thành công như Shark Linh nha!

CEO ELSA Speak chia sử tư duy khởi nghiệp thành công

ELSA (viết tắt của English Learning Speech Assistant) là phần mềm ứng dụng trí tuệ nhân tạo, hỗ trợ người dùng luyện phát âm tiếng Anh chuẩn, được sáng lập bởi Văn Đinh Hồng Vũ và chuyên gia ngữ âm Xavier Anguera vào năm 2015. Chỉ sau một năm, ứng dụng này nhanh chóng trở thành niềm tự hào của cộng đồng khởi nghiệp công nghệ Việt Nam khi giành chiến thắng tại SXSWEdu Launch 2016, cuộc thi công nghệ uy tín hàng đầu tại Mỹ. Đến thời điểm 2019, ELSA được sử dụng rộng rãi tại hơn 100 quốc gia và được tờ South China Morning Post liệt kê vào “Danh sách 13 Công ty công nghệ đáng kỳ vọng nhất ở Đông Nam Á.”

Vượt xa cả những sự công nhận ấy, Vân Đinh Hồng Vũ còn khẳng định được giá trị và tiềm năng phát triển của ELSA Speak khi gọi vốn thành công 3,2 triệu Đô từ Monk’s Hill Ventures, ở vòng Pre series A. Gần đây nhất, ELSA lại được đầu tư với giá trị lên đến 7 triệu Đô từ quỹ Gradient Venture, vòng series A, vào tháng 2/2019.

Hào hứng trước tương lai đầy hứa hẹn của ELSA Speak, Vietcetera đã tìm đến Vũ để nghe cô chia sẻ về những yếu tố phía sau sự thành công của ELSA Speak hiện tại.

V%C3%A2n V%C5%A9 ELSA speak

ELSA là viết tắt của English Learning Speech Assistant, ứng dụng hỗ trợ người dùng luyện phát âm Tiếng Anh.

Ý tưởng thành lập ELSA Speak bắt đầu từ khi nào?

Khi du học thạc sĩ tại Đại học Stanford vào năm 2009, tôi khá tự tin vào vốn tiếng Anh vững vàng của mình, nhưng về phát âm lại khá nặng giọng Việt và gặp nhiều trở ngại trong giao tiếp. Thậm chí khi trao đổi trong lớp hay phát biểu với giáo sư, những ý kiến của tôi thường bị lờ đi bởi họ không hiểu được những gì tôi đang nói. Qua nhiều lần như thế tôi trở nên tự ti về khả năng của mình và phải tìm đến một giáo viên bản xứ để cải thiện phát âm.

Trải qua thời gian đó khiến tôi tự hỏi: “Ngoài kia có bao nhiêu người giỏi không được đánh giá cao và mất đi những cơ hội tốt chỉ vì có phát âm tiếng Anh không chuẩn?”. Không phải ai cũng có thời gian và tài chính để tìm đến giáo viên bản xứ để được chỉnh sửa phát âm một cách chi tiết. Từ đấy, tôi luôn muốn phát triển một ứng dụng luyện phát âm bằng công nghệ nhận diện giọng nói với độ chính xác cao để người dùng có thể luyện phát âm dễ dàng hơn.

Chỉ với hơn 3 năm thành lập, ELSA Speak đã có người dùng ở hơn 100 quốc gia, đâu là “đòn bẩy” cho sự bùng nổ này?

Thông thường rất khó để được chỉnh sửa phát âm một cách chi tiết trong các lớp học, nhưng chi phí học với gia sư riêng lại khá đắt đỏ. Giải quyết được bài toán nan giải này là nguyên tố chính yếu giúp ELSA Speak được đánh giá rất cao. Hơn nữa ELSA Speak còn giành chiến thắng trong cuộc thi Triển lãm Công nghệ Giáo dục rất uy tín tại Mỹ – SXSWEdu Launch 2016, và được nhiều trang thông tin về công nghệ của Mỹ đánh giá rất cao, xếp vào Top 5 Ứng dụng Trí Tuệ Nhân Tạo bởi Research Snipers, cùng với Cortana của Microsoft và Google Allo của Google. Những sự công nhận ấy giúp người dùng có lòng tin và tò mò muốn sử dụng thử ứng dụng.

Đó là lợi thế giúp ELSA Speak có được người dùng, tuy nhiên, ứng dụng chỉ thành công thật sự khi giữ được sự tương tác lâu dài. Thế nên chúng tôi luôn cải thiện ELSA Speak liên tục, theo hướng thân thiện nhất với người dùng, và lồng ghép nội dung liên quan đến những sự kiện vừa diễn ra trong đời sống thực, ví dụ như là một bộ phim vừa ra mắt chẳng hạn.

Van V%C5%A9 ELSA 2

“Nhưng sai lầm kinh điển nhất mà tôi nghĩ hầu hết các công ty khởi nghiệp khác cũng đã trải qua là tuyển dụng nhân sự gấp rút.”

Với chuyên môn trong Quản trị kinh doanh và trong Quản lý giáo dục, nhưng lại khởi nghiệp trong ngành công nghệ, đâu là những thuận lợi và khó khăn chị gặp phải?

Tuy công nghệ không phải là điểm mạnh của tôi, nhưng tôi lại nghĩ đó lại là lợi thế khi khởi nghiệp trong lĩnh vực này. Tôi không dồn hết sự tập trung vào công nghệ, thay vào đó, tôi thường gặp gỡ nhiều người, lắng nghe những chia sẻ của họ để khắc phục những điểm hạn chế của ứng dụng.

Theo quan điểm cá nhân, những người giỏi về công nghệ đôi khi sẽ bị chính sự tự tin của mình hạn chế đi tầm nhìn. Tạo ra một ứng dụng hay một phần mềm tiên tiến chưa phải là điều kiện đủ để sản phẩm của bạn thành công. Bạn phải hiểu khó khăn của những người xung quanh, biết họ phàn nàn về điều gì và đưa ra những giải pháp công nghệ cho những vấn đề ấy. Đây mới là yếu tố giúp sản phẩm của bạn được đón nhận bởi số đông.

Và dĩ nhiên một người không thể giỏi trong mọi lĩnh vực, nên dù có là nhà sáng lập tôi cũng phải chấp nhận sự hạn chế của mình và tìm những người cộng sự, nhân viên giỏi, thâm chí giỏi hơn cả tôi để hỗ trợ trong những mảng còn lại của công ty. Quan trọng là bạn phải tìm được những người hiểu được giá trị, tầm nhìn và sứ mệnh của công ty để phát triển nó theo đúng hướng.

Nói về tài năng, bằng cách nào ELSA Speak chiêu mộ được những kỹ sư công nghệ giỏi tại Mỹ khi những ông lớn về công nghệ như Google, Microsoft, Apple luôn là thỏi nam châm thu hút nhân tài?

Đúng là những tập đoàn công nghệ lớn sẽ thu hút nhân tài, nhưng không phải người tài nào cũng hướng đến đó. Bởi ở công ty khởi nghiệp, họ có cơ hội đảm nhận nhiều vị trí, thử sức với những điều mới và quan trọng là cảm giác tự hào khi những cống hiến của họ vô cùng giá trị cho sự thành công của công ty. Đây là điều mà các tập đoàn lớn ít khi mang lại. Thế nên bạn vẫn có cơ hội chiêu mộ được những người giỏi, nhưng phải đảm bảo tầm nhìn và sứ mệnh của mình thuyết phục được họ.

Xuyên suốt thời gian điều hành ELSA Speak, đã bao giờ chị mắc phải sai lầm và kinh nghiệm chị rút ra là gì?

Phạm phải sai lầm là một điều không tránh khỏi khi điều hành, đặc biệt là công ty khởi nghiệp luôn có những vấn đề mới nảy sinh thường xuyên. Nhưng sai lầm kinh điển nhất mà tôi nghĩ hầu hết các công ty khởi nghiệp khác cũng đã trải qua là tuyển dụng nhân sự gấp rút.

Trong giai đoạn khởi nghiệp, yếu tố quan trọng nhất là nhân lực, nhưng chính vì thế mà nhiều công ty đã hạ tiêu chuẩn nhân sự xuống, tuyển dụng gấp rút với ý định dành thời gian để họ có thể cải thiện và phát triển cùng công ty. Nhưng việc đó đôi khi lại là nguyên nhân làm chậm tốc độ phát triển của công ty so với việc để trống vị trí đến khi tìm được người phù hợp.

Sau những sai lầm, tôi quan niệm nên thực hiện ngược lại, tuyển dụng chậm nhưng phải sa thải nhanh. Nghe có vẻ như khá thực dụng nhưng đó là cách tốt nhất cho cả công ty lẫn nhân sự. Thay vì phải ép mình để phù hợp với công ty, họ có thể tìm đến những cơ hội mới để phát triển bản thân.

V%C5%A9 V%C3%A2n ELSA

“Khởi nghiệp là chặng đường dài mà bạn phải kiên trì theo đuổi. Thế nên hãy khởi nghiệp với ý tưởng bạn tâm huyết nhất…”

ELSA Speak đã thành công trong gọi vốn từ những quỹ đầu tư công nghệ lớn của Mỹ, gần đây nhất là Gradient Venture. Là người thực hiện các cuộc thương lượng, theo chị, sự bất bình đẳng nam nữ có tồn tại?

Thường có quan niệm rằng những ý tưởng kinh doanh của phụ nữ không gọi được nhiều vốn như nam giới. Nhưng đó không phải là lý do chính yếu. Trên thực tế, cơ sở của một cuộc thương lượng thành công dựa vào ý tưởng kinh doanh, tầm nhìn và định hướng phát triển của bạn cùng với những thành tựu hiện tại công ty đạt được dựa trên số liệu.

Không riêng gì phụ nữ, nam giới cũng phải đối mặt với những trở ngại riêng của họ khi gọi vốn. Lý do duy nhất những ý tưởng kinh doanh của phụ nữ không được đầu tư nhiều vì đa phần đều là các ý tưởng nhỏ, xoay quanh các lĩnh vực như sức khỏe, sắc đẹp và ẩm thực. Các nhà đầu tư cần những ý tưởng táo bạo, hướng đến thị trường lớn với khả năng phát triển thành “kỳ lân” cao để tự tin đặt vào một món tiền lớn. Nên nếu muốn gọi vốn thành công, phụ nữ nên mạnh dạn hơn trong ý tưởng kinh doanh.

Nhưng không thể phủ nhận rằng phụ nữ khởi nghiệp sẽ gặp những trở ngại nhất định. Vậy chị có lời khuyên nào dành cho họ?

Khởi nghiệp là chặng đường dài mà bạn phải kiên trì theo đuổi. Thế nên hãy khởi nghiệp với ý tưởng bạn tâm huyết nhất để có thể kiên định đối mặt với mọi khó khăn.

Đôi khi bạn phải làm việc không ngừng nghỉ và bỏ qua sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc, nhưng không đồng nghĩa bạn phải chấp nhận định kiến và đứng trước hai lựa chọn: gia đình hay sự nghiệp. Bạn có thể có cả hai nếu điều đó khiến bạn hạnh phúc. Thực chất gia đình không phải là mối vướng bận, phân tán sự tập trung trong công việc. Khởi nghiệp đôi khi rất cô độc vì bạn phải luôn là nguồn cảm hứng cho nhân viên của mình và có những áp lực không thể thổ lộ. Nhưng gia đình là nơi bạn có thể chia sẻ, trút bớt gánh nặng tâm lý.

Lời khuyên cuối cùng để phụ nữ có thể thành công là đừng quy hết lỗi lầm về mình. Khi thất bại, phụ nữ rất thường tự trách bản thân và mất đi mọi sự tự tin. Trong khi nam giới thường nghĩ nguyên nhân của thất bại là những yếu tố bên ngoài và rất nhanh chóng tìm đến hướng giải quyết.

Nguồn: http://vietcetera.com

Facebook
Twitter
LinkedIn

ELSA SPEAK

Ứng dụng học nói tiếng Anh

chuẩn bản xứ tốt nhất thế giới

250.000 + đánh giá
4.8/5

Tặng thêm tài khoản 

Study Phim 1-2 năm

Chỉ có tại Elsaspeak.vn

Có thể bạn sẽ thích